Theo quy định năm 2024, phải làm gì khi công ty không trả sổ bảo hiểm?

  • Tác giả: Cẩm Tú |
  • Cập nhật: 09/01/2024 |
  • Tư vấn bảo hiểm xã hội |
  • 3174 Lượt xem
5/5 - (6 bình chọn)

Chốt sổ bảo hiểm xã hội là trách nhiệm của công ty bởi theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động sau khi chấm dứt hợp đồng với người lao động phải hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Trên thực tế, nhiều người lao động gặp khó khăn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động do công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội, dẫn đến quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng. Để bảo vệ quyền lợi, người lao động cần yêu cầu công ty thực hiện đúng trách nhiệm hoặc thực hiện quyền khiếu nại hay khởi kiện theo quy định.

>> Tham khảo: Hướng dẫn cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần mới nhất

Công ty không trả sổ sổ bảo hiểm giải quyết như thế nào?

Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động đề ghi nhận quá trình tham gia bảo hiểm, theo dõi việc đóng, hưởng chác chế độ bảo hiểm xã hội, là cơ sở để giải quyết các chế độ liên quan. Nên người lao động phải có sổ bảo hiểm xã hội và sổ bảo hiểm cần được chốt quá trình đóng sau khi chấm dứt hợp đồng lao động với công ty.

Căn cứ theo quy định tại Điều 47 Bộ luật lao động năm 2019, sau khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, công ty cần thực hiện đầy đủ trách nhiệm như thanh toán tiền lương, trả lại giấy tờ đã giữ của người lao động, đặc biệt là trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận quá trình đóng và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Thông thường, khi người lao động nghỉ việc, công ty sẽ tiến hành báo giảm lao động và yêu cầu người lao động đưa sổ bảo hiểm cho công ty để bộ phận nghiệp vụ thực hện thủ tục chốt, gửi hồ sơ về cơ quan bảo hiểm có thẩm quyền.

Trong khoảng thời hạn 5 ngày làm việc, cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận hồ sơ hợp lệ và tiến hành xác nhận quá trình tham gia bảo hiểm vào sổ và trả lại sổ cho công ty để gửi lại cho người lao động.

Thực tế, nhiều công ty đã không thực hiện đúng trách nhiệm, dẫn đến chưa chốt được sổ hay không chịu trả lại sổ cho người lao động vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng dù lý do gì thì công ty vẫn đang không làm đúng trách nhiệm, kéo theo quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng.

Ví dụ điển hình, người lao động sau khi nghỉ việc và đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm năm 2013. Như đã biết, thời gian để nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp là trong 3 tháng, tính từ ngày ghi trên quyết định nghỉ việc mà công ty cấp cho người lao động.

Nhưng vì lý do công ty nợ tiền bảo hiểm dẫn đến không chốt được sổ cho người lao động hay chốt xong rồi nhưng không trả lại sổ cho người lao động trong khoảng thời gian trên. Từ đó, dẫn đến người lao động quá thời hạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp và người lao không có trợ cấp thất nghiệp dù đủ điều kiện hưởng.

>> Tham khảo: Sổ Bảo Hiểm Xã Hội Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Sổ Bảo Hiểm Xã Hội

Có thể thấy, việc công ty không trả sổ bảo hiểm cho người lao động ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi cũng như thu nhập của người lao động sau khi nghỉ việc. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người lao động cần thực hiện những việc sau đây:

Người lao động gửi văn bản yêu cầu công ty cụ thể là người có thẩm quyền của công ty phải thực hiện ngay trách nhiệm đối với người lao động sau khi đã chấm dứt hợp đồng lao động, đặc biệt là chốt sổ bảo hiểm và trả lại cho người lao động để giải quyết các chế độ liên quan;

– Khi công ty cố tình không trả sổ bảo hiểm xã hội, người lao động có thể làm đơn khiếu nại lê Giám đốc công ty hoặc thông qua Công đoàn cơ sở để khiếu nại về việc công ty không thực hiện trách nhiệm trả sổ bảo hiểm xã hội;

– Nếu công ty đã giải quyết khiếu nại nhưng người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại đó, có thể gửi đơn đến Chánh Thanh tra Sỏ lao động thương binh và xã hội nơi công ty đặt trụ sở hoặc lên cơ quan lao động quản lý nơi công ty đặt trụ sở để nhờ sự trợ giúp;

– Đối với trường hợp có tranh chấp về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội, người lao động có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết.

Như vậy, sau khi thực hiện các biện pháp để bảo cần thiết để yêu cầu công ty thực hiện trách nhiệm trả sổ bảo hiểm xã hội, nhưng công ty vẫn gây khó khăn, cản trở quyền lợi, người lao động có thể khởi kiện theo quy định.

>> Tham khảo: Hồ sơ chốt sổ bhxh (bảo hiểm xã hội) gồm những gì?

Mẫu đơn khiếu nại công ty không trả sổ bảo hiểm

Sau đây, Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội 19006557 sẽ hướng dẫn Quý vi mẫu đơn khiếu nại công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội.

Đơn khiếu nại công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội có thể hiểu là văn bản của người lao động đề nghị công ty thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ liên quan về bảo hiểm xã hội sau khi chấm dứt hợp đồng lao động giữa hai bên, khi có căn cứ về việc công ty không thực hiện đúng trách nhiệm làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

Nội dung trong mẫu đơn khiếu nại cần có:

1/ Thông tin của người lao động

– Họ tên

– Ngày tháng năm sinh

– Chứng minh thư nhân dân/ Căn cước công dân

– Địa chỉ

2/ Thông tin liên hệ

3/ Thông tin về hợp đồng lao động

4/ Nội dung khiếu nại: trình bày đầy đủ sự việc dẫn đến việc viết đơn khiếu nại

+ Căn cứ pháp lý

+ Sự việc

+ Yêu cầu, đề nghị

5/ Cam kết của người lao động.

Việc viết đơn khiếu nại là cần thiết để yêu cầu công ty thực hiện đúng trách nhiệm của mình, khi viết đơn cần khách quan, chính xác thông tin và chứng minh được thiệt hại nếu có.

Có bắt buộc phải nộp sổ bảo hiểm sang công ty mới mới được tham gia bảo hiểm?

Theo nguyên tắc của bảo hiểm xã hội, mỗi cá nhân khi tham gia bảo hiểm xã hội chỉ có duy nhất 1 sổ bảo hiểm xã hội. Nên khi người lao động tham gia lao động, tại các công ty khác nhau sẽ vẫn đóng tiếp bảo hiểm xã hội vào sổ đó.

Khi người lao động đã có sổ và nghỉ việc khi sang công ty mới làm việc, chỉ cần cung cấp mã số sổ bảo hiểm xã hội cho công ty mới, chứ không bắt buộc phải nộp sổ cho công ty để tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, sau này muốn giải quyết các chế độ của bảo hiểm xã hội như chế độ rút bảo hiểm xã hội 1 lần, hưởng hưu trí, hưởng trợ cấp thất nghiệp,… sau khi nghỉ việc, người lao động vẫn phải nộp lại sổ cho công ty để công ty hoàn tất thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội theo quy định.

->>>> Tham khảo thêm: Tư vấn bảo hiểm xã hội

->>>> Tham khảo thêm: Tư vấn bảo hiểm y tế

->>>> Tham khảo thêm: Tư vấn bảo hiểm thất nghiệp

5/5 - (6 bình chọn)