OEM là gì? OEM có phải là nhà sản xuất phụ tùng gốc không?

  • Tác giả: Ngọc Lan |
  • Cập nhật: 19/08/2021 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 666 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Trong ngày sản xuất công nghiệp khái niệm OEM được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này. Bài viết sau đây TBT Việt Nam sẽ tư vấn cụ thể cho Quý vị các vấn đề liên quan đến khái niệm OEM.

>>> Tham khảo: Exp là gì? Ý nghĩa của Exp trong các lĩnh vực như thế nào?

OEM là gì?

OEM là viết tắt của từ “ Original Equipment Manuafacture”, có nghĩa tiếng việt là “nhà sản xuất thiết bị gốc”. Các công ty, công xưởng thực hiện các công việc sản xuất theo thiết kế, thông số kỹ thuật được khách hàng đặt trước thì được gọi là OEM.

Nếu chúng ta thường xuyên đi mua hàng chăc chắn cũng sẽ biết đến hàng OEM. Những mặt hàng về OEM được sử dụng khá phổ biến và có thể được phát hành rộng rãi trên cả nước. Hàng về OEM có lợi thế tốt nhất ở khâu sản xuất.

Các doanh nghiệp thường sẽ triển khai nhiều ý tưởng kinh doanh để mặt hàng của mình có sự mới mẻ, khi áp dụng sản xuất hàng OEM thì sẽ hạn chế được tình trạng sao chép, đạo ý tưởng.Ngoài ra trong quá trình sản xuất hàng OEM còn rút ngắn được các quy trình rườm rà, từ đó chi phí được tiết kiệm hơn.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay có rất nhiều hàng giả, hàng nhái gây nhầm lẫn về thương hiệu OEM. Vì vậy chúng ta cần phải xác định rằng OEM là sản phẩm phụ tùng chính hãng nên giá thành sẽ rất cao.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm OEM, trong đó phải kể đến một số sản phẩm chính như phụ tùng ô tô, phần mềm máy tính và mĩ phẩm… Những mặt hàng này thường bị nhái phụ tùng, linh kiện….

>>> Tham khảo: Gdp là gì? Cách tính Gdp như thế nào?

Một số sản phẩm liên quan đến OEM gồm những gì?

Ngoài OEM, trong nền sản xuất công nghiệp còn xuất hiện các sản phẩm có tên gọi như ODM hoặc OBM. Vậy, các khái niệm này có liên quan gì đến nhau? Chúng tôi sẽ đưa ra một vài ý kiến để bạn tham khảo như sau:

ODM là viết tắt của từ Original Desgined Manufacture, có nghĩa theo tiếng việt là nhà thiết kế sản phẩm gốc. Các công ty hay xưởng thực hiện các công việc thiết kế, tạo ra các sản phẩm theo yêu cầu của khác hàng thì được gọi là công ty ODM.

Việc biến ý tưởng của một công ty khác trở thành một sản phẩm trên thực tế là nhiệm vụ của các công ty ODM. Có nghĩa là khi một cong ty đã có ý tưởng kinh doanh sản phẩm nhưng lại gặp khó khăn trong việc tạo hình mẫu của sản phẩm thì có thể thuê những công ty như ODM để thiết kế sản phẩm.

Sau khi ODM thiết kế hình dáng sản phẩm xong thì có thể chuyển sang OEM để sản xuất theo thiết kế. Vậy giữa OEM và ODM có mối quan hệ mật thiết với nhau, một bên là thiết kế sản phẩm, bên còn lại có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm theo thiết kế đó.

OBM là viết tắt của từ Original Brand Manufacturer, tiếng vệt có nghĩa là sản xuất thương hiệu gốc. Những công ty chuyên bán lẻ các sản phẩm mang nhãn hiệu riêng của họ thì được gọi là OBM. Loại hình công ty này như một thương nhân, OBM không đóng vai trò hậu kỳ như một công ty sản xuất hay thiết kế mà nhiệm vụ chính là phát triển thương hiệu.

ODM và OBM rất dễ gây nhầm lẫn vì có kí hiệu gần gống nhau. Tuy nhiên bạn cần phân biệt rằng nó là hai phạm trù khác nhau. Một bên là tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra sản phẩm ( ODM) còn một bên thì không tham gia, chỉ khi nào sản phẩm được hoàn thành sẽ đưa ra thị trường cùng thương hiệu của mình mà thôi (OBM)

Những doanh nghiệp không có nhiều kinh nghiệm quảng bá thương hiệu sẽ liên kết với OBM để bán sản phẩm của mình, nhờ đó doanh nghiệp tập trung hơn vào quá trình sản xuất.OBM sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hơn.

>>> Tham khảo: Văn phòng phẩm tiếng Anh là gì?

Sự khác biết giữa OEM và các hình thức kinh doanh khác như thế nào?

Trong bài viết này chúng tôi sẽ chỉ ra một số điểm khác biệt giữa OEM với hình thức kinh doanh truyền thống, các bạn có thể tham khảo một số điểm khác biệt như sau:

Như chúng ta đã biết trong mô hình kinh doanh truyền thống, sản phẩm xuất xưởng từ nhà sản xuất để đến được tay người tiêu dùng cần phải đi qua rất nhiều khâu trung gian như Tổng đại lý, địa lý cấp 1, đại lý cấp 2 và cuối cùng là đến các cửa hàng bán lẻ.

Khi qua những khâu trung gian này, nhà sản xuất phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn để chi trả cho vận chuyển, kho hàng, bến bãi… Ngoài ra khi đến tay người tiêu dùng thì giá thành sản phẩm cũng được tăng lên đáng kể. OEM có thể giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được các chi phí trên.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa mô hình sản xuất OEM và mô hình hoạt động kinh doanh truyền thống chính là ở giai đoạn sản xuất. Phương thức hoạt động của OEM là sẽ bỏ qua toàn bộ hoặc một phần  của công đoạn sản xuất. Từ đó các doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu.

Bên cạnh đó phải kể đến lợi thế về đa dạng chủng loại các mặt hàng OEM. Trong nền kinh tế hiện đại, các mặt hàng OEM được rất nhiều doanh nghiệp ưa chuộng bởi chất lượng các sản phẩm này rất tốt.

Các doanh nghiệp có thể triển khai và đưa ra các ý tưởng kinh doanh khác nhau. Hơn nữa, có thể dễ dàng đưa vào thử nghiệm nhiều mặt hàng, sản phẩm để thâm nhập vào thị trường của mặt hàng đó nhanh chóng hơn.

Đối với mặt hoàng OEM bên thuê sản xuất không được đem bán hàng thương hiệu OEM ra ngoài thị trường dưới dạng các phẩm riêng lẻ, họ chỉ đươc bán các phẩm OEM khi nó đã được lắp ghép thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Còn đối với hình thứckinh doanh truyền thống yếu tố này không được đảm bảo.

Các công ty sản xuất sẽ có khả năng tiếp cận các công trình nghiên cứu, công nghệ hiện đại từ công ty đặt hàng. Do vậy, để tránh trường hợp bị ăn cắp công nghệ, ý tưởng các nhà sản xuất phụ tùng gốc cần phải cẩn thận trong việc liên kết với các nhà phân phối và nhà cung ứng.

Đây là một nhược điểm của OEM so với hình thức kinh doanh truyền thống,bởi vì theo hình thức kinh danh truyền thống các công ty sản xuất đêu tự mình thực hiện nên việc bị lộ ý tưởng công nghệ sẽ hạn chế hơn.

>>> Tham khảo: Pretzel là gì? Pretzel là gì trong tiếng Anh?

5/5 - (5 bình chọn)