Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu theo quy định mới nhất năm 2024

  • Tác giả: Thùy Linh |
  • Cập nhật: 08/01/2024 |
  • Tư vấn bảo hiểm xã hội |
  • 2728 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu là thông tin cần thiết của thẻ bảo hiểm y tế, là cơ sở đầu tiên người tham gia bảo hiểm y tế đến khi có vấn đề về sức khỏe.

Các thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế ngoài những thông tin về chủ thẻ còn có thông tin về cơ sở nơi khám chữa bệnh ban đầu, thông tin này được quy định trong các văn bản về bảo hiểm y tế, cụ thể là tại Luật Bảo hiểm y tế và Thông tư 40/2015/TT-BYT.

Và nhiều người thắc mắc về việc có thể đăng ký khám chữa bệnh ở đâu, có thể thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu không, những nội dung này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết này.

Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là gì?                       

Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là nơi mà người tham gia bảo hiểm y tế có quyền được lựa chọn tại các cơ sở khám chữa bệnh thuộc tuyến xã, huyện hoặc cấp tương đương, trừ những đối tượng được đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ Y tế.

Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là nơi người tham gia bảo hiểm y tế sẽ đến khám và là nơi chuẩn đoán bệnh đầu tiên. Trong trường hợp tình trạng bệnh vượt quá khả năng chuyên môn hay không đủ điều kiện vật tư, kỹ thuật chữa trị thì sẽ làm thủ tục chuyển người bệnh lên tuyến cao hơn theo quy định về chuyển tuyến khám chữa bệnh.

Quy định đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu?

Theo quy định hiện hành về đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu (chương II thông tư 40/2015/TT-BYT) sẽ được xác định theo các tuyến trong hệ thống cơ sở khám chữa bệnh. Cụ thể như sau:

– Cơ sở nơi khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến xã và tương đương:

Trạm y tế tại các xã, phường, thị trấn.

Trạm y tế, phòng y tế, trạm xá của các tổ chức.

Phòng khám bác sỹ tư nhân độc lập.

Trạm y tế quân – dân, phòng khám quân – dân, quân y đơn vị theo quy định của Bộ Quốc phòng.

– Cơ sở nơi khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến huyện và tương đương:

Bệnh viện đa khoa quận, huyện, thị xã.

Trung tâm y tế huyện có chức năng khám, chữa bệnh.

Các phòng khám đa khoa…

– Cơ sở nơi khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến tỉnh và tương đương:

Bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện đa khoa thành phố trực thuộc trung ương.

Bệnh viện nhi, bệnh viện sản thuộc tỉnh, thành phố.

Những phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ.

Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng I và tương đương hạng II…

– Cơ sở nơi khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến trung ương và tương đương:

Các bệnh viện đa khoa thuộc Bộ Y tế.

Các viện chuyên khoa thuộc Bộ Y tế có phòng khám đa khoa, bệnh viện chuyên khoa.

Bệnh viện thống nhất, bệnh viện hữu nghị, bệnh viện C Đà Nẵng.

Những bệnh viện hạng I theo quy định của Bộ Quốc Phòng, bệnh viện hạng đặc biệt.

Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến xã và tuyến huyện sẽ không phân biệt về địa giới hành chính mà sẽ tạo điều kiện để phù hợp với nơi làm việc, cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở đó. Tuy nhiên với tuyến tỉnh và tuyến trung ương thì cần phải thuộc các trường hợp tại Điều 9 Thông tư 40/2015 thì mới có thể đăng ký tại những cơ sở này.

Có thay đổi được nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu không?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 26 Luật bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014 thì người tham gia bảo hiểm y tế có quyền thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu.

Chủ thể tham gia bảo hiểm y tế khi có nhu cầu thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

– Tờ khai cung cấp, thay đổi thông tin người tham gia Bảo hiểm y tế theo mẫu.

– Thẻ bảo hiểm y tế đang sử dụng.

– Bản sao chứng minh thư nhân dân.

Hồ sơ sẽ được nộp tại những cơ quan có thẩm quyền cấp phát thẻ (bộ phận chuyên trách thuộc UBND xã phường hoặc các đại lý thu bảo hiểm xã hội).

Thủ tục thay đổi này không phải bất kỳ thời điểm nào cũng có thể thực hiện được. Tại điều 26 Luật bảo hiểm y tế, thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu sẽ được tiếp nhận và giải quyết vào đầu mỗi quý trong năm.

Danh sách nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại Hà Nội 2024

Tại khu vực thành phố Hà Nội hiện hay có gần 500 cơ sở các tuyến nằm trong danh sách nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu. Danh sách này được ban hành theo Công văn 4798/BHXH-GDDBHYT2 của cơ quan bảo hiểm xã hội Hà Nội ban hành. Cụ thể:

+ Quận Đống Đa có 03 cơ sở.

+ Quận Hoàng Mai có 05 cơ sở.

+ Quận Ba Đình có 01 cơ sở.

+ Quận Cầu Giấy có 10 cơ sở.

+ Quận Hai Bà Trưng có 02 cơ sở.

+ Quận Hoàn Kiếm có 03 cơ sở.

+ Quận Thanh Xuân có 02 cơ sở.

+ Quận Long Biên có 18 cơ sở.

+ Quận Tây Hồ có 10 cơ sở.

+ Quận Hà Đông có 06 cơ sở.

+ Quận Nam Từ Liêm có 09 cơ sở.

+ Quận Bắc Từ Liêm có 13 cơ sở.

+ Thị xã Sơn Tây có 09 cơ sở.

+ Huyện Đông Anh có 26 cơ sở.

+ Huyện Sóc Sơn có 31 cơ sở.

+ Huyện Thanh Trì có 16 cơ sở.

+ Huyện Gia Lâm có 04 cơ sở.

+ Huyện Chương Mỹ có 35 cơ sở.

+ Huyện Thường Tín có 31 cơ sở.

+ Huyện Mê Linh có 19 cơ sở.

+ Huyện Ứng Hòa có 31 cơ sở.

+ Huyện Mỹ Đức có 25 cơ sở.

+ Huyện Hoài Đức có 22 cơ sở.

+ Huyện Đan Phượng có 17 cơ sở.

+ Huyện Phú Xuyên có 29 cơ sở.

+ Huyện Ba Vì có 35 cơ sở.

+ Huyện Phúc Thọ có 25 cơ sở.

+ Huyện Quốc Oai có 23 cơ sở.

+ Huyện Thạch Thất có 25 cơ sở.

+ Huyện Thanh Oai có 22 cơ sở.

Tại Hà Nội, để thuận tiện cho việc đăng ký nơi khám chữa bệnh cho người dân thì hệ thống nơi khám chữa bệnh khá dày và được triển khai nhiều ở cấp xã, phường, thị trấn.

Để biết chính xác tên các cơ sở nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu và địa chỉ cụ thể, người tham gia bảo hiểm y tế có thể tham khảo công văn hoặc ra cơ quan đăng ký mua bảo hiểm y tế để được cung cấp các địa chỉ được đăng ký nơi khám bệnh, chữa bệnh ban đầu.

>>>> Tham khảo : Mẫu thông báo thanh lý thai sản

5/5 - (5 bình chọn)