Những lưu ý khi thành lập công ty cổ phần
Mục lục
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp được nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn thành lập bởi những ưu điểm của nó. Tuy nhiên, khi thành lập công ty cổ phần, không ít người gặp phải những khó khăn, vướng mắc. Thậm chí không ít trường hợp đã có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với công ty cổ phần nhưng vẫn có những rủi ro pháp lý. Do đó, để phần nào hỗ trợ Quý độc giả có nhu cầu thành lập công ty cổ phần, chúng tôi thực hiện bài chia sẻ về những lưu ý khi thành lập công ty cổ phần. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo:
Công ty cổ phần là gì?
Theo Điều 111 Luật Doanh nghiệp thì:
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp.
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.
Những ưu điểm của loại hình công ty cổ phần
Công ty cổ phần được nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn khi thành lập doanh nghiệp bởi những ưu điểm như:
– Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân độc lập nên mang tính ổn định rất cao. Nếu trường hợp có một cổ đông rút vốn hay phá sản thì công ty cổ phần vẫn có thể tiếp tục hoạt động mà không bị ảnh hưởng.
– Các cổ đông chỉ cần chịu trách nhiệm cụ thể về tài sản và các khoản nợ tương đương với số vốn góp, cổ phần sở hữu nên tính rủi ro cho cổ đông là rất thấp.
– Công ty cổ phần có quyền phát hành trái phiếu, cổ phiếu để huy động nguồn vốn cho việc phát triển công ty.
– Việc chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông trong công ty có thể tiến hành một cách tự do và dễ dàng.
– Vốn điều lệ của công ty cổ phần có thể thay đổi bằng cách cho công ty phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn đầu tư vào công ty.
– Số lượng cổ đông của công ty cổ phần không bị giới hạn vù vậy doanh nghiệp có thể nhận nhiều nguồn đầu tư từ nhiều cổ đông khác nhau.
– Công ty cổ phần phải có tối thiểu là 03 cổ đông mới có thể thành lập công ty;
– Do số lượng cổ đông công ty không giới hạn nên một số trường hợp công ty có quá nhiều cổ đông dẫn đến ảnh hưởng việc quản lý và điều hành công ty.
Những lưu ý khi thành lập công ty cổ phần
Để thành lập công ty cổ phần, Quý vị lưu ý một số vấn đề như sau:
Thứ hai: Về tên của công ty
Tên doanh nghiệp là nội dung bắt buộc phải có trong đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Tên tiếng Việt của công ty cổ phần bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
1/ Loại hình doanh nghiệp;
Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP”.
2/ Tên riêng.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài. Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
Quý vị cần lưu ý về các điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp theo Điều 38 Luật Doanh nghiệp.
Thứ ba: Về ngành nghề kinh doanh của công ty
Doanh nghiệp tự do kinh doanh ngành nghề mà pháp luật không cấm, tuy nhiên cần phải xác định đúng ngành nghề để ghi ngành nghề kinh doanh theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 4 tháng 1 năm 2021 của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp. Theo đó:
– Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
– Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
– Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
Thứ tư: Vốn của công ty
Vốn doanh nghiệp không thấp hơn mức vốn tối thiểu pháp luật quy định với ngành nghề tương ứng. Trường hợp pháp luật không có quy định, những người thành lập doanh nghiệp quyết định số vốn của mình dựa trên nhu cầu và khả năng tài chính. Về tài sản góp vốn, thủ tục góp vốn cũng phải tuân thủ những quy định tương ứng.
Thứ năm: Địa điểm trụ sở của công ty
Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Địa điểm sử dụng làm trụ sở chính của doanh nghiệp không chỉ cần rõ ràng về địa chỉ mà còn phải phù hợp với quy định của đất đai, nhà ở. Không sử dụng nhà chung cư mục đích để ở làm địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp.
Thủ tục thành lập công ty cổ phần
Ngoài việc chia sẻ những lưu ý khi thành lập công ty cổ phần, chúng tôi hướng dẫn Quý vị thực hiện thành lập công ty đúng chuẩn như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty cổ phần
Để thành lập công ty cổ phần, Quý vị lưu ý hồ sơ gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
– Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty cổ phần tại cơ quan có thẩm quyền
– Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở công ty thành lập
– Phương thức nộp hồ sơ: qua Cổng thông tin Quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp. Quý vị cần đăng ký tài khoản để kê khai nộp hồ sơ và thực hiện theo các hướng dẫn để sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu cần thiết, nộp hồ sơ bản giấy để đối chiếu sự phù hợp nếu hồ sơ hợp lệ theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Theo quy định pháp luật, thời gian giải quyết hồ sơ là 3 ngày làm việc, thực tế do nhiều yếu tố, thời gian từ lúc nộp hồ sơ cho đến khi có kết quả có thể lâu hơn (khoảng 5-7 ngày).
Bước 4: Hoàn thiện các thủ tục còn lại để đưa công ty đi vào hoạt động
Quý vị cần lưu ý thực hiện các thủ tục để giúp công ty hoạt động thực tế sau đây: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp; Làm dấu doanh nghiệp; Treo biển hiệu, bảng hiệu tại địa chỉ trụ sở công ty; Đăng ký chữ ký điện tử; Mở tài khoản ngân hàng; Khai thuế ban đầu; Kê khai và nộp lệ phí môn bài; Đăng ký phương pháp tính thuế giá trị gia tăng; Đăng ký và thông báo sử dụng hóa đơn điện tử; Hoàn thiện góp vốn trong trường hợp chưa góp đủ số vốn đã cam kết hoặc điều chỉnh mức vốn cho phù hợp nếu không góp đủ trong thời hạn luật định; Chuẩn bị và làm các thủ tục cần thiết đáp ứng các điều kiện kinh doanh với ngành nghề nhất định như xin giấy phép an toàn thực phẩm (với ngành sản xuất thực phẩm), công bố mỹ phẩm (với doanh nghiệp đưa mỹ phẩm ra thị trường lưu thông),…
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về những lưu ý khi thành lập công ty cổ phần, trường hợp cần hỗ trợ thêm hoặc có nhu cầu thành lập công ty cổ phần nhanh chóng, Quý vị hãy liên hệ ngay tới chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr.Nam). Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ!

Thành lập công ty môi giới bất động sản
Cập nhật: 01/03/2023

Đăng ký bản quyền tại Bạc Liêu như thế nào?
Cập nhật: 01/03/2023

Bản quyền phần mềm là gì? Ví dụ về bản quyền phần mềm
Cập nhật: 01/03/2023

Những trường hợp không được đơn phương ly hôn
Cập nhật: 01/03/2023

Dịch vụ ly hôn thuận tình trọn gói
Cập nhật: 01/03/2023

Tạm ngừng kinh doanh có phải thông báo cơ quan thuế hay không?
Cập nhật: 01/03/2023

Đăng ký bản quyền tại Phú Thọ
Cập nhật: 01/03/2023

Đăng ký logo tại Hà Nội
Cập nhật: 01/03/2023

Thời gian đăng ký sáng chế tại Việt Nam bao lâu?
Cập nhật: 01/03/2023

Lệ phí đăng ký sáng chế tại Việt Nam
Cập nhật: 01/03/2023

Thủ tục Công bố đơn đăng ký sáng chế
Cập nhật: 01/03/2023

Đăng ký logo tại Quảng Ninh
Cập nhật: 01/03/2023

Đăng ký bản quyền phần mềm ở đâu?
Cập nhật: 01/03/2023

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trong bao lâu?
Cập nhật: 01/03/2023

CHI PHÍ ĐĂNG KÝ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU?
Cập nhật: 01/03/2023

Kinh nghiệm mua nhượng quyền thương hiệu
Cập nhật: 01/03/2023

Đăng ký nhãn hiệu Gadttravel cho nhóm du lịch
Cập nhật: 01/03/2023

Đăng ký nhãn hiệu lba cho sản phẩm thời trang
Cập nhật: 01/03/2023

Đăng ký nhãn hiệu miLKY FOODS cho nhóm mua bán các sản phẩm sữa
Cập nhật: 01/03/2023

Đăng ký thương hiệu cho ghế văn phòng
Cập nhật: 01/03/2023

Đăng ký logo cho công ty giáo dục như thế nào?
Cập nhật: 01/03/2023

Thành lập hộ kinh doanh tại huyện Hoài Đức
Cập nhật: 01/03/2023

Vi phạm bản quyền tiếng Anh là gì?
Cập nhật: 01/03/2023

Đăng ký bản quyền tiếng Anh là gì?
Cập nhật: 01/03/2023

Đăng ký Bản quyền Ý tưởng kinh doanh như thế nào?
Cập nhật: 01/03/2023

Thủ tục Đăng ký bản quyền Game
Cập nhật: 01/03/2023

Thủ Tục Đăng Ký Bản Quyền Kịch Bản Năm 2023
Cập nhật: 01/03/2023

Thủ tục Đăng ký bản quyền sản phẩm năm 2023
Cập nhật: 01/03/2023

Đăng ký bản quyền máy công nghiệp như thế nào ?
Cập nhật: 01/03/2023

Thủ tục đăng ký bản quyền đồ đạc như thế nào ?
Cập nhật: 01/03/2023

Đăng ký bản quyền quần áo như thế nào ?
Cập nhật: 01/03/2023

Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Cập nhật: 01/03/2023

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời
Cập nhật: 01/03/2023

Mẫu giấy chứng nhận thu hồi đăng ký biển số xe
Cập nhật: 01/03/2023

Tặng voucher có phải đăng ký khuyến mại?
Cập nhật: 01/03/2023

Tư vấn pháp luật qua tin nhắn
Cập nhật: 01/03/2023