Nhãn hiệu là gì? Đặc Điểm Của Nhãn Hiệu?
Nhãn hiệu của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ là một vấn đề không còn xa lạ với mọi người. Nhãn hiệu xuất hiện và gắn liền với sự gia đời và phát triền của hoạt động sản xuất dịch vụ, hàng hóa.
Trong hoạt động kinh doanh dịch vụ, hàng hóa, nhãn hiệu có vai trò to lớn góp phần phát triển nền kinh tế, tăng sức cạnh tranh các mặt hàng trên thị trường.
Để hiểu rõ hơn về những vấn đề nhãn hiệu là gì? Nhãn hiệu có những đặc điểm gì? Phân biệt thương hiệu với nhãn hiệu? Ví dụ về nhãn hiệu? Quý độc giả có thể tham khảo những nội dung chúng tôi chia sẻ dưới đây.
Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là bao gồm những yếu tố thể hiện bên ngoài, có thể phân biệt bằng mắt thông qua hình ảnh, hình vẽ, chữ cái, chữ số, màu sắc, ký hiệu dùng để phân biệt giữa sản phẩm này với sản phẩm khác cùng loại hoặc khác loại.
Khái niệm nhãn hiệu được quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ như sau: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”
Nhãn hiệu theo quy định pháp luật hiện nay được phân loại thành nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, mỗi loại nhãn hiệu sẽ được quy định cụ thể về cách thức sử dụng cũng như dấu hiệu phân biệt riêng.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại hàng hóa lưu thông, do đó nhãn hiệu của hàng hóa, dịch vụ là điều kiện đầu tiên để phân biệt chúng với nhau, tránh sự nhầm lẫn giữa các sản phẩm.
Đặc điểm của nhãn hiệu
Nhãn hiệu là gì? còn được thể hiện thông qua những đặc điểm cơ bản như sau:
– Phải đảm bảo được yếu tố có thể dễ dàng phân biệt được bằng mắt. Do nhãn hiệu được thể hiện thông qua các yếu tố bên ngoài, hoặc kết hợp của các yếu tố bên ngoài: màu sắc, chữ cái, hình ảnh, hình vẽ, chữ số, ký hiệu, ký tự.
+ Các chữ cái, chữ số trong nhãn hiệu được thể hiện bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài, hình ảnh, hình vẽ phù hợp không trái với thuần phong mỹ tục.
+ Cho nên các yếu tố không thể phân biệt bằng mắt được, như phân biệt qua thính giác, khứu giác không thể được coi là nhãn hiệu, chẳng hạn như mùi vị của thức ăn, tiếng rung lắc của một chiếc chuông…
– Mang đặc điểm có khả năng phân biệt với các hàng hóa, dịch vụ khác: tổng hòa các yếu tố thể hiện bên ngoài đó, không trộn lẫn, không tương đồng với các nhãn hiệu của sản phẩm khác.
+ Các yếu tố bên ngoài không tạo nên sự khác biệt, hay chỉ có một số chi tiết nhỏ, màu sắc, còn lại những yếu tố chính giống nhãn hiệu khác, cũng không được coi là có tính phân biệt.
+ Khả năng phân biệt giữa các hàng hóa dịch vụ được thể hiện khi người tiêu dùng hay nhà quản lý sử dụng sản phẩm mang nhãn hiệu đó sẽ nhận biết được sản phẩm đó khác sản phẩm khác, với các nhãn hiệu nổi tiếng còn được biết đến không giới hạn lãnh thổ ở một đất nước.
– Ngoài ra nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ còn có đặc điểm mang lại giá trị kinh tế, khi thông qua việc sử dụng nhãn hiệu để kinh doanh hàng hóa trên thị trường sẽ nâng tầm giá trị hàng hóa, dịch vụ thu lại nguồn lợi kinh tế cao.
Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu?
Thương hiệu và nhãn hiệu là hai thuật ngữ quen thuộc được chúng ta sử dụng hằng ngày, chúng được phân biệt với nhau thông qua những đặc điểm như sau:
– Về khái niệm:
+ Nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ hiện nay có quy định cụ thể tại pháp luật Việt Nam tại Khoản 16, Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ theo đó nhãn hiệu là những yếu tố nhận biết được từ bên ngoài, thông qua mắt thường.
+ Thương hiệu hiện nay chưa có định nghĩa cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam, tuy nhiên có thể hiểu thương hiệu là bao gồm những yếu tố bên ngoài, hoặc bên trong, là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ này khác với dịch vụ hàng hóa của cá nhân, tổ chức khác sản xuất.
– Về phạm vi bảo hộ:
+ Do theo pháp luật Việt Nam chỉ có quy định về nhãn hiệu, không có quy định về thương hiệu. Cho nên khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu sẽ được pháp luật bảo hộ về nhãn hiệu.
+Còn thương hiệu phải thực hiện đăng ký bảo hộ với cơ quan thẩm quyền dưới hình thức khác như nhãn hiệu, thì mới nằm trong phạm vi bảo hộ của cơ quan có thẩm quyền.
Nếu dưới hình thức là thương hiệu sẽ không được pháp luật bảo hộ, mà chủ yếu thương hiệu được đánh giá thông qua cái nhìn của người tiêu dùng về thương hiệu.
– Về lịch sử hình thành và tồn tại:
+ Nhãn hiệu của hàng hóa, dịch vụ chỉ là những yếu tố bên ngoài có thể gắn với sản phẩm đó, được xác định về thời hạn bảo hộ theo quy định của pháp luật.
+ Thương hiệu của hàng hóa, dịch vụ có lịch sử hình thành từ lâu, thương hiệu chính là những yếu tố gắn liền, để lại ấn tượng sâu đậm trong tiềm thức của người tiêu dùng.
– Về định giá:
+ Nhãn hiệu được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và có thể được xác định về giá trị.
+ Thương hiệu không thuộc phạm vi bảo hộ của pháp luật, do đó khó có thể xác định về giá trị. Tất cả giá trị của một thương hiệu được phân định thông qua quá trình hoạt động và xây dựng lòng tin đối với khách hàng.
– Sự chấm dứt:
+ Nhãn hiệu được hình thành và chấm dứt do ý chí của người sở hữu nhãn hiệu khi thực hiện đăng ký với cơ quan nhà nước.
+ Thương hiệu phải được hình thành dần trong tiềm thức trong quá trình hình thành, lưu thống, tồn tại của sản phẩm, là cả một quá trình phấn đấu lâu dài.
>>>>> Tham khảo: Đăng ký Thương hiệu
Ví dụ về nhãn hiệu
Nhãn hiệu được đăng ký với cơ quan nhà nước, được nhà nước bảo hộ, dùng phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác, dưới đây chúng tôi xin đưa ra một số ví dụ điển hình như sau:
– Nước giải khát: Coca, Pesi,…
– Điện thoại: Samsung, Apple…
– Nhà mạng: Viettel, Vinaphone
Những chia sẻ trên đây của chúng tôi về nhãn hiệu là gì? Hy vọng sẽ là những thông tin hữu ích đối với quý độc giả. Nếu cần hỗ trợ hãy liên hệ với TBT Việt Nam qua số 1900 6560, để được tư vấn cụ thể nhất.

Thủ tục thay đổi tên công ty TNHH Năm 2023 như thế nào?
Cập nhật: 14/12/2021

Thủ tục thay đổi tên công ty cổ phần năm 2023 mới nhất
Cập nhật: 14/12/2021

Thay đổi tên công ty cần thực hiện thủ tục gì?
Cập nhật: 14/12/2021

Thay đổi tên công ty mất bao lâu?
Cập nhật: 14/12/2021

Thủ tục Thay đổi tên công ty cổ phần mới nhất năm 2023
Cập nhật: 14/12/2021

Mẫu đơn đề nghị thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Cập nhật: 14/12/2021

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Hà Đông
Cập nhật: 14/12/2021

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh 2023
Cập nhật: 14/12/2021

Thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty 2023 như thế nào?
Cập nhật: 14/12/2021

Thành lập văn phòng đại diện tại Hồ Chí Minh
Cập nhật: 14/12/2021

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần mới nhất
Cập nhật: 14/12/2021

Thay đổi tên công ty có thay đổi mã số thuế?
Cập nhật: 14/12/2021

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại TPHCM 2023
Cập nhật: 14/12/2021

Điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể?
Cập nhật: 14/12/2021

Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện nước ngoài 2023 gồm những gì?
Cập nhật: 14/12/2021

Tư vấn thành lập hộ kinh doanh cá thể
Cập nhật: 14/12/2021

Mẫu thông báo thành lập địa điểm kinh doanh
Cập nhật: 14/12/2021

Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh như thế nào?
Cập nhật: 14/12/2021

Văn phòng đại diện mới thành lập cần làm những gì?
Cập nhật: 14/12/2021

Chi phí thành lập chi nhánh công ty
Cập nhật: 14/12/2021

Tư vấn thành lập chi nhánh, Văn phòng đại diện công ty 100% vốn nước ngoài
Cập nhật: 14/12/2021

Thành lập chi nhánh công ty kế toán nước ngoài tại Việt Nam
Cập nhật: 14/12/2021

Thành lập chi nhánh công ty tại Đà Nẵng
Cập nhật: 14/12/2021

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Cập nhật: 14/12/2021

Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh năm 2023
Cập nhật: 14/12/2021

Thủ tục thay đổi tên, địa chỉ công ty trên hóa đơn điện tử
Cập nhật: 14/12/2021

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Cập nhật: 14/12/2021

Mẫu thông báo thay đổi tên công ty cho đối tác năm 2023
Cập nhật: 14/12/2021

Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cổ phần
Cập nhật: 14/12/2021

Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty
Cập nhật: 14/12/2021

Mẫu phụ lục hợp đồng thay đổi tên công ty
Cập nhật: 14/12/2021

Thành lập hộ kinh doanh cá thể ở đâu?
Cập nhật: 14/12/2021

Chi phí thành lập hộ kinh doanh cá thể?
Cập nhật: 14/12/2021

Thành lập chi nhánh công ty tại Đà Nẵng
Cập nhật: 14/12/2021

Ai được quyền thành lập hộ kinh doanh cá thể?
Cập nhật: 14/12/2021

Khi nào phải thành lập địa điểm kinh doanh?
Cập nhật: 14/12/2021