Nhà nước pháp quyền là gì?
Công cuộc đổi mới của đất nước đòi hỏi chúng ta phải cải cách bộ máy nhà nước và đổi mới pháp luật theo từng giai đoạn cho thật phù hợp, làm cho Nhà nước thật sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân, đáp ứng các yêu cầu của nhà nước pháp quyền.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là công cụ bảo đảm cho công cuộc đổi mới và phát triển đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, để thực hiện được nguyện vọng đó, đòi hỏi chúng ta phải hiểu được sâu sắc khái niệm “Nhà nước pháp quyền là gì?”. Dưới góc nhìn hạn hẹp của mình, Chúng tôi xin đưa ra khái niệm về Nhà nước pháp quyền cùng một số vấn đề khác như sau.
Nhà nước pháp quyền là gì?
Nhà nước pháp quyền là nhà nước trong đó quyền lực của nó được tuyên bố là thuộc về nhân dân, được tổ chức và hoạt động theo pháp luật, theo nguyên tắc phân quyền, quản lý xã hội bằng pháp luật, kiểm soát và hạn chế quyền lực nhà nước, bảo đảm các quyền công dân và quyền con người.
Đặc điểm của Nhà nước pháp quyền
Thứ nhất: Nhà nước pháp quyền trước hết là tuân thủ pháp luật
Sự tôn trọng và thượng tôn pháp luật của mọi chủ thể như là một yêu cầu quan trọng, đặc điểm bậc nhất của nhà nước pháp quyền. Đặc điểm này có thể được diễn tả bằng câu khác tương đương: không ai – không chủ thể nào đứng trên pháp luật. Sở dĩ pháp luật trở thành nền tảng, thước đo cho mọi hoạt động của các chủ thể trong xã hội – không loại trừ một ai; bởi vì, pháp luật trở tành các quy tắc chuẩn vững chắc hơn tất các các quy định xã hội khác, kể cả đạo đức hay tập tục xã hội … Vì vậy, nhà nước pháp quyền trước hết tuân thủ pháp luật của mọi chủ thể, trong đó có cả những người nắm trong tay quyền lực nhà nước. Tuân thủ pháp luật tức là tuân thủ cái đúng, cái công bằng, cái bác ái, mà mọi người đều phải chấp nhận.
Thứ hai: Nhà nước pháp quyền không chỉ là tuân thủ pháp luật, mà còn phải là thượng tôn pháp luật – tinh thần pháp luật
Trên thực tế, việc tuân thủ pháp luật thực định một cách nghiêm túc, cũng không thể hiện đủ các yêu cầu của nhà nước pháp quyền, vì luật pháp do con người làm ra, con người có khuyết tật, thì luật pháp của nó cũng có khuyết tật. Không phải cứ làm ra luật và áp dụng luật là có pháp quyền, bởi một lẽ đơn giản rằng, nhiều khi chính đạo luật không hợp với pháp quyền.
Nhiều đạo luật, nhiều quy định của đạo luật nào đó chứa đựng một nội dung, một tinh thần vi phạm nhân quyền thì các chủ thể, kể cả công dân có liên quan không có trách nhiệm phải thực hiện. Vì nếu thực hiện chúng, các chủ thể nói trên sẽ vi phạm nhân quyền.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền
Nghiên cứu tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền có thể khai phá dựa trên các quan điểm về các phương diện sau:
Thứ nhất: Tư tưởng của Hồ Chí Minh về một nhà nước của dân, do dân và vì dân
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước. Toàn bộ quyền lực nhà nước đều bắt nguồn từ nhân dân mà ra, cũng chính là do nhân dân ủy quyền cho bộ máy nhà nước thực hiện các công việc nhằm phục vụ cho chính lợi ích của nhân dân.
Bộ máy nhà nước được thiết lập nên là dựa trên ý chí và nguyện vọng của nhân dân, các đội ngũ cán bộ và công chức nhà nước không thể là các ông quan cách mà phải là công bộc của nhân dân.
Thứ hai: Tư tưởng của Hồ Chí Minh về mô tình tổ chức bộ máy hành chính mang đậm tính chất của một Nhà nước pháp quyền
Mong muốn của Hồ Chủ tịch về một bộ máy Nhà nước của dân, do dân và vì dân được thể hiện sâu sắc trong các văn kiện pháp lý quan trọng của đất nước do chính người chỉ đạo xây dựng và ban hành: Hiến pháp 1946, 1959 cùng 613 sắc lệnh trong đó có 243 sắc lệnh liên quan đến bộ máy Nhà nước và luật pháp do Người ký ban hành.
Thứ ba: Tư tưởng Hồ Chí Minh về một Nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa theo khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật
Từ việc gấp rút ra đời một bản Hiến pháp chặt chẽ và tiến bộ nhất sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, đất nước đạt được nhiều thành tựu quan trọng, khi đó, nhiều quy định của Hiếp pháp 1945 không còn phù hợp, Hồ Chí Minh ra chủ trương sửa đổi Hiến pháp; đồng thời là công bố 16 đạo luật cùng 1.300 văn bản dưới luật trong đó có 243 Sắc lệnh quy định về tổ chức nhà nước hình thành từ năm 1045 đến 1969 đã thể hiện tầm quan trọng của Hiến pháp trong Tư tưởng của Hồ Chí Minh về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Một vài đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
– Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một Nhà nước của nhân dân, vì nhân dân, do nhân dân và thể hiện rõ quyền làm chủ của nhân dân.
– Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một Nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên cở sở hoạt động và quan điểm của Hiến pháp, tôn trọng Hiến pháp và bảo vệ Hiến pháp.
– Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một Nhà nước mà ở đó quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm vị trí tối thượng của pháp luật trong đời sống của xã hội.
– Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một Nhà nước tôn trọng và bảo về quyền con người, các quyền cơ bản và sự tự do của mỗi công dân, giữ vững mối liên hệ giữa Nhà nước và công dân, giữa Nhà nước với xã hội.
– Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một Nhà nước mà trong đó, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền cơ bản như: lập pháp, hành pháp và tư pháp, đồng thời, có sự kiểm tra, giám sát và phối hợp chặt chẽ của các công việc trong vấn đề thực hiện quyền lực nhà nước.
– Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, trong đó, sự lãnh đạo của Đảng giữ vai trò quyết định, định hướng phương hướng chính trị của Đảng. Nhằm đảm bảo cho Nhà nước ta thực sự là một tổ chức thực hiện quyền lực của nhân dân, do dân và vì dân, Nhà nước tiến hành triển khai thực hiện các nghị quyết và chủ trương của Đảng đã ban hành trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, …
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Nhà nước pháp quyền là gì?” và một số vấn đề liên quan. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và làm việc. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn!

Cách đặt tên thương hiệu hay và ấn tượng
Cập nhật: 10/12/2021

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì?
Cập nhật: 10/12/2021

Quản trị thương hiệu là gì? Chiến lược quản trị thương hiệu
Cập nhật: 10/12/2021

Nhượng quyền thương hiệu là gì? Hình thức nhượng quyền thương hiệu
Cập nhật: 10/12/2021

Cách xây dựng thương hiệu cá nhân hay nhất
Cập nhật: 10/12/2021

Đại sứ thương hiệu là gì? Vai trò của đại sứ thương hiệu
Cập nhật: 10/12/2021

Tam thất có tác dụng gì?
Cập nhật: 10/12/2021

Táo đỏ có tác dụng gì?
Cập nhật: 10/12/2021

Nấm linh chi có tác dụng gì?
Cập nhật: 10/12/2021

Hạt chia có tác dụng gì?
Cập nhật: 10/12/2021

Lá vối có tác dụng gì?
Cập nhật: 10/12/2021

Hoa đu đủ đực có tác dụng gì?
Cập nhật: 10/12/2021

Dầu dừa có tác dụng gì?
Cập nhật: 10/12/2021

Uống nước dừa có tác dụng gì?
Cập nhật: 10/12/2021

Ăn dứa có tác dụng gì?
Cập nhật: 10/12/2021

Cây xạ đen có tác dụng gì?
Cập nhật: 10/12/2021

Bột sắn dây có tác dụng gì?
Cập nhật: 10/12/2021

Lá tía tô có tác dụng gì?
Cập nhật: 10/12/2021

Hướng dẫn lắp đặt máy điều hòa chi tiết từ A-Z
Cập nhật: 10/12/2021

Thẻ tín dụng là gì? Lợi ích khi sử dụng thẻ tín dụng
Cập nhật: 10/12/2021

Ý tưởng kỷ niệm ngày thành lập công ty
Cập nhật: 10/12/2021

Quốc hội là cơ quan gì?
Cập nhật: 10/12/2021

Nha Trang thuộc miền nào?
Cập nhật: 10/12/2021

Phú Thọ – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 10/12/2021

Hải Phòng – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 10/12/2021

Lâm Đồng thuộc miền nào? Lâm Đồng có gì chơi?
Cập nhật: 10/12/2021

Nghệ An Thuộc Miền Nào – Thanh Hóa Nghệ An Là Miền Trung Hay Bắc
Cập nhật: 10/12/2021

Bình Phước – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 10/12/2021

Tìm hiểu về tỉnh Quảng Nam thuộc miền nào của Việt Nam
Cập nhật: 10/12/2021

Tổng quan về Quảng Trị
Cập nhật: 10/12/2021

Thanh Hóa – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 10/12/2021

Nam Định – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 10/12/2021

Từ 01/7/2023: Ai được tăng lương?
Cập nhật: 10/12/2021

Cha mẹ ly hôn phải cấp dưỡng cho con đến bao nhiêu tuổi?
Cập nhật: 10/12/2021

Chồng vay tiền để đánh bạc, vợ có nghĩa vụ phải trả nợ không
Cập nhật: 10/12/2021