Người đứng đầu văn phòng đại diện gọi là gì?

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 19/04/2022 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 154 Lượt xem
5/5 - (27 bình chọn)

Người đứng đầu văn phòng đại diện (VPĐD) có vai trò rất quan trọng, bởi đó là người điều hành, quản lý mọi hoạt động tại VPĐD. Vậy người đứng đầu văn phòng đại diện gọi là gì ? Pháp luật quy định như thế nào về người đứng đầu VPĐD?

Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn các thông tin liên quan đến giải đáp các câu hỏi nêu trên.

Văn phòng đại diện công ty là gì?

– Văn phòng đại diện công ty được thành lập bởi công ty mẹ. Là đơn vị phụ thuộc của công ty mẹ, hoạt động dựa trên  lợi ích của công ty mẹ. Văn phòng đại diện chỉ được thành lập để thực hiện hoạt động thăm dò, tìm kiếm thị trường, đối tác và khách hàng, xúc tiến thương mại.

Văn phòng đại diện công ty có thể có con dấu nhưng không được phép ký hợp đồng kinh doanh trừ trường hợp được ủy quyền của công ty mẹ.

Mục đích của việc thành lập văn phòng đại diện

– Việc doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện công ty sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng mạng lưới hoạt động phát triển, hợp tác kinh doanh ở những địa điểm địa lý khác nhau giúp doanh nghiệp thúc đẩy sự phát triển các ngành nghề hợp tác được với nhiều đối tác làm ăn.

– Việc thành lập văn phòng đại diện giúp đơn giản hóa công việc và giúp doanh nghiệp nghiệp phân chia thành các nhóm, mảng kinh doanh phù hợp giúp doanh nghiệp thúc đẩy sự phát triển nội bộ doanh nghiệp theo đúng chuyên môn.

Người đứng đầu văn phòng đại diện là ai?

Người đứng đầu văn phòng đại diện (VPĐD) hay còn gọi là Trưởng VPĐD là người đứng đầu văn phòng đại diện, đó cũng là người chịu trách nhiệm chính vè kết quả hoạt động kinh doanh của VPĐD

Các hoạt động tại VPĐD không được tự ý tổ chức hay tư ý hoạt động mà phải được ủy quyền của doanh nghiệp.

Việc ủy quyền này thông qua văn bản, mọi hình thức ủy quyền khác không được pháp luật chấp thuận.

Việc ủy quyền lại phải đáp ứng được các điều kiện nào?

Việc ủy quyền lại này phải đáp ứng được các điều kiện nhất định như sau:

– Việc ủy quyền lại do bên ủy quyền lập bằng văn bản.

– Hình thức ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức của hợp đồng ủy quyền ban đầu.

– Phạm vi ủy quyền không được quá phạm vi ủy quyền ban đầu.

– Trường hợp hết thời hạn ủy quyền nhưng người ủy quyền chưa trở lại Việt Nam, nhưng chưa có văn bản ủy quyền khác thì người được ủy quyền có quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Văn phòng đại diện trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người ủy quyền có mặt tại Việt Nam.

– Trường hợp người đứng đầu Văn phòng đại diện không hiện diện tại Việt Nam quá 30 ngày, mà không ủy quyền cho người khác thì doanh nghiệp phải tiến hành lập ủy quyền điều hành VPĐD cho người khác.

– Người đứng đầu Văn phòng đại diện chỉ được ủy quyền giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết, chứ không được áp dụng đối với các hợp đồng mới ký kết lần đầu.

Người đứng đầu Văn phòng đại diện có được cùng lúc đảm nhiệm chức vụ?

Người đứng đầu Văn phòng đại diện không được cùng lúc đảm nhiệm các chức vụ sau:

– Người đứng đầu một Chi nhánh.

– Người đại diện theo pháp luật.

– Người đại diện tất cả tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ của chúng tôi xung quanh các vấn đề liên quan đến Người đứng đầu văn phòng đại diện gọi là gì? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết có vướng mắc gì chưa hiểu rõ vui lòng phản hồi trực tiếp để được nhân viên tư vấn giải đáp.

->>>> Tham khảo thêm: Thành lập địa điểm kinh doanh

5/5 - (27 bình chọn)