Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?

  • Tác giả: Ngọc Lan |
  • Cập nhật: 18/03/2024 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 693 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Với những băn khoăn như: ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì? Đặc điểm của ngành nghề kinh doanh có điều kiện? Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện ở đâu? Quý vị không thể bỏ qua những nội dung bài viết dưới đây TBT Việt Nam cung cấp, mời Quý vị theo dõi:

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì ?

Khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2014 quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện (ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện) là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Hiện tại, Luật đầu tư sửa đổi bổ sung 2016 đã thay thế danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại phụ lục 4 luật đầu tư 2014. Từ ngày 01/01/2017 danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện chỉ còn 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện so với danh mục ngành nghề kinh doanh theo Luật đầu tư 2014.Một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện bị bãi bỏ bao gồm:

– Hành nghề quản tài viên

– Kinh doanh dịch vụ đào tạo đại lý bảo hiểm

– Kinh doanh dịch vụ tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa

– Kinh doanh phân bón vô cơ

– Kinh doanh than

– Kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp với thiết bị áp lực, thiết bị nâng đặc thù chuyên ngành công nghiệp, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, trang thiết bị khai thác mỏ, dầu khí, trừ các thiết bị, phương tiện thăm dò, khai thác trên biển.

Đặc điểm ngành nghề kinh doanh có điều kiện ?

Hiểu được ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì , chúng ta tiếp tục làm rõ các đặc điểm của ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Căn cứ những quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư 2014, ta xác định các đặc điểm ngành nghề kinh doanh có điều kiện như sau:

– Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Đầu tư 2014 được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.

– Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với mục tiêu quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2014 và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.

Một số điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề thường gặp là:

– Điều kiện về giấy phép kinh doanh

+ Giấy phép kinh doanh ( giấy phép con) là loại giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh khi đã đáp ứng các điều kiện ràng buộc.

+ Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ có tính chất thông hành mà có nó thì các cá nhân, các tổ chức kinh doanh được hoạt động một cách hợp pháp. Ngoài ra, nó còn được sử dụng như một hình thức hạn chế kinh doanh đối với những ngành, nghề, lĩnh vực nhất định. .

Ví dụ:

Ngành nghề Tên giấy phép kinh doanh Cơ quan cấp phép
Kinh doanh thuốc thú y Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh Chi cục thú y thành phố
Sản xuất thực phẩm Giấy chứng nhận đủ điều kiện An toàn vệ sinh thực phẩm. Sở Y tế
Giấy chứng nhận Công bố tiêu chuẩn sản phẩm (sau khi đã có Giấy chứng nhận ATVSTP).

Tham khảo thêm: Thay đổi ngành nghề kinh doanh

– Điều kiện về chứng chỉ hành nghề

+ Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về một ngành, nghề nhất định.

+ Tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực khác nhau được quy định trong pháp luật chuyên ngành mà yêu cầu số lượng cá nhân có giấy chứng nhận hành nghề và vị trí của người có giấy chứng nhận hành nghề trong doanh nghiệp cũng khác nhau.

Ví dụ : Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề Y

Cơ sở pháp lý: Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2019

Điều 18. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam

1. Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:

a) Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận là lương y;

c) Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

2. Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

3. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

4. Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Điều 19. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài

1. Có đủ điều kiện quy định tại Điều 18 của Luật này.

2. Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 23 của Luật này.

3. Có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại xác nhận.

4. Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật về lao động.

Điều 24. Xác nhận quá trình thực hành

1. Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

a) 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sĩ;

b) 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ;

c) 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên.

d) 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên

2. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về quá trình thực hành cho người đã thực hành tại cơ sở của mình, bao gồm nội dung về thời gian, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.

– Điều kiện về vốn pháp định:

+ Vốn pháp định thường được đặt ra đối với các ngành, lĩnh vực đòi hỏi trách nhiệm tài sản cao của doanh nghiệp hoặc các ngành, nghề có yêu cầu có cơ sở vật chất lớn.

+ Mục đích của yêu cầu về mức vốn tối thiểu này nhằm xác định năng lực hoạt động trong ngành, lĩnh vực đó của doanh nghiệp. Và góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có giao dịch với doanh nghiệp đó.

Ví dụ:

Ngành nghề Vốn pháp định Văn bản hướng dẫn
Kinh doanh bất động sản 20 tỷ đồng Luật kinh doanh bất động sản 2014
Sản xuất phim 200 triệu đồng Nghị định 142/2018/NĐ-CP
Kinh doanh dịch vụ đòi nợ 2 tỷ đồng Nghị định 104/2007/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh 400 tỷ đồng/ 300 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài Điểm c Khoản 1, Điểm c Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
Kinh doanh vận tải đa phương thức 80.000 SDR (đơn vị tính toán do Quỹ tiền tệ quốc tế quy định) Nghị định 144/2018/NĐ-CP

Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện ở đâu?

Ta có thể thực hiện tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện ở những địa chỉ sau:

– Tra cứu trực tuyến trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

– Tra cứu trực tiếp tại Phụ lục 4 của Luật Đầu tư 2016 sửa đổi, bổ sung.

Trên đây là toàn bộ những thông tin tư vấn về ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì mà TBT Việt Nam muốn gửi tới Quý độc giả tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn thêm liên hệ Luật Hoàng Phi chúng tôi qua số 1900 6560, trân trọng!

Tham khảo thêm về :

->>> thay đổi đăng ký kinh doanh

->>> bổ sung nghành nghề kinh doanh

5/5 - (5 bình chọn)