Mức phạt nồng độ cồn trong máu
Mức phạt nồng độ cồn trong máu là bao nhiêu? Cùng TBT Việt Nam làm rõ qua bài viết này, Quý vị sẽ có thêm các thông tin hữu ích tham khảo.
Nồng độ cồn là gì?
Nồng độ cồn là một số đo chỉ hàm lượng cồn (ethanol) có trong thức uống có cồn (rượu, bia), khi sử dụng đồ uống có cồn (rượu, bia), lượng cồn trong đồ uống có sẽ xuất hiện trong hơi thở của người uống vì nó được hấp thụ từ miệng, cổ họng, dạ dày và ruột đi vào máu.
Do đó, khi máu đi qua phổi, do cồn dễ bay hơi nên cồn dễ dàng di chuyển qua màng hô hấp của phổi đi vào không khí. Nồng độ của rượu trong không khí phế nang phản ánh đến nồng độ cồn trong máu.
Dựa vào cơ chế hấp thu và lưu đọng lượng cồn trong cơ thể con người như trên, lực lượng Cảnh sát giao thông ở nước ta đã thực hiện đo nồng độ cồn trong hơi thở thông qua công cụ là máy đo nồng độ cồn khi có nghi ngờ tài xế sử dụng rượu, bia khi lái xe.
Khi cồn trong phổi đi ra ngoài khi thực hiện động tác thở ra, thiết bị kiểm tra nồng độ cồn bằng máy đo nồng độ cồn có thể phát hiện ra nồng độ cồn trong hơi thở. Thay vì phải lấy máu của tài xế để kiểm tra nồng độ cồn, cảnh sát giao thông có thể kiểm tra hơi thở của tài xế ngay tại chỗ và nhanh chóng để biết tài xế sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông hay không.
Mức phạt nồng độ cồn xe ô tô?
Vào cuối năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/2019-NĐ/CP quy định, theo đó chế tài xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có hành vi vi phạm về nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Mức phạt nồng độ cồn trong máu cụ thể như sau:
Theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 5, phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Theo quy định tại điểm c khoản 8 Điều 5, phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Theo quy định tại Khoản 10 Điều 5,phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
Mức phạt nồng độ cồn xe máy?
Nghị định 100/2019-NĐ/CP quy định, theo đó chế tài xử phạt đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máycó hành vi vi phạm về nồng độ cồn khi tham gia giao thông cụ thể như sau:
Theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 6, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Theo quy định tại điểm e, điểm g khoản 8 Điều 6, phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
Đối với xe máy chuyên dùng, máy kéo:
Theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 7, Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Theo điểm b khoản 7 Điều 7, phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 9 Điều 7, phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
Ngoài ra, theo Điều 8, xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ khi có các hành vi vi phạm cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
Ngoài thắc mắc về Mức phạt nồng độ cồn trong máu, Quý vị còn những thắc mắc khác về pháp luật giao thông, hãy liên hệ ngay tới TBT Việt Nam theo số 1900 6560 để được giải đáp nhanh chóng, chính xác.

Đăng ký nhãn hiệu hàng thời trang
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký thương hiệu mỹ phẩm như thế nào ?
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 như thế nào?
Cập nhật: 13/08/2021

Cá nhân có được đăng ký nhãn hiệu hay không?
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký thương hiệu quán trà chanh
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký nhãn hiệu FUJIANIKO cho nhóm sản phầm 04
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký nhãn hiệu miLKY FOODS cho nhóm mua bán các sản phẩm sữa
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký bảo hộ thương hiệu thiết bị điện tử
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho bình ắc quy
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký nhãn hiệu rau củ quả tươi như thế nào ?
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phầm làm từ vải
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký bảo hộ thương hiệu thời trang
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mỹ phẩm – Tư vấn sở hữu trí tuệ
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng Ký Thương Hiệu Cho Vật Liệu Xây Dựng Năm 2023
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ kinh doanh bất động sản
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm kính đeo mắt
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký thương hiệu cửa hàng thú cưng như thế nào ?
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký bảo hộ thương hiệu nước súc miệng
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký nhãn hiệu cho nước rửa tay
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm phòng cháy
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký nhãn hiệu để làm gì?
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký nhãn hiệu tại Cần Thơ như thế nào?
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký nhãn hiệu PESAN cho nhóm vật liệu xây dựng
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký thương hiệu khẩu trang y tế
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký thương hiệu thẩm mỹ viện như thế nào ?
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký thương hiệu nhà hàng
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký thương hiệu cho đồ nội thất
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký thương hiệu dịch vụ chăm sóc làm đẹp spa
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký thương hiệu ở đâu?
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký thương hiệu cửa hàng thú cưng như thế nào ?
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký nhãn hiệu tại Cần Thơ như thế nào?
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký nhãn hiệu tại Vĩnh Phúc
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký thương hiệu phòng khám
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký nhãn hiệu hạt điều như thế nào ?
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký nhãn hiệu cho thực phẩm
Cập nhật: 13/08/2021