Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Một xã hội muốn phát triển thật tốt cần có sự tương thích giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội đó. Giữa hai tình thái này có mối quan hệ biện chứng và tác động qua lại lẫn nhau. Để biết rõ hơn về khái niệm tồn tại xã hội, ý thức xã hội, hãy cùng Chúng tôi đi tìm hiểu sâu về khái niệm và đặc biệt là Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Tồn tại xã hội là gì?
Tồn tại xã hội là khái niệm dùng để chỉ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, là những mối quan hệ vật chất – xã hội giữa con người với tự nhiên và giữa con người với nhau; trong đó, quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ vật chất, kinh tế giữa con người với nhau là hai quan hệ cơ bản. Và những mối quan hệ này được xuất hiện từ khi bắt đầu quá trình hình thành xã hội loài người.
Tồn tại xã hội được bao gồm bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có: Phương thức sản xuất vật chất; số dân và mật đọ dân số; điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên; môi trường địa lý; … và yếu tố phương thức sản xuất vật chất mang tính chất là thành phần cơ bản, chủ đạo nhất. Ngoài ra, còn có các quan hệ vật chất khác như gia đình, giai cấp, dân tộc, … cũng có vai trò rất quan trọng đối với tồn tại xã hội.
Ý thức xã hội là gì?
Ý thức xã hội chính là mặt tinh thần của đời sống xã hội. Nó bao gồm tình cảm, tập quán, truyền thống hay quan điểm, tư tưởng, lý luận, … được nảy sinh từ trong chính sự tồn tại xã hội. Mặt khác, nó cũng đã phản ánh được sự tồn tại xã hội trong các giai đoạn phát triển khác nhau của chúng. Nói cách khác, ý thức xã hội là những quan hệ tinh thần với nhau, giữa con người với con người, là mặt tinh thần không thể thiếu trong quá trình hình thành lịch sử.
Ý thức xã hội có cấu trúc bên trong xác định, bao gồm những mức độ khác nhau như: ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận khoa học; tâm lý xã hội và hệ tư tưởng; và nó cũng bao gồm các hình thái của ý thức xã hội khác nhau: Ý thức chính trị, pháp luật, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, triết học, khoa học, …
Các thành phần chủ đạo của ý thức xã hội bao gồm:
– Tâm lý xã hội: Tâm lý xã hội bao gồm các tình cảm, ước muốn, thói quen, tập quán của con người hoặc một bộ phận của xã hội hội hay toàn thể xã hội được hình thành dưới sự ảnh hưởng trực tiếp của cuộc sống thường ngày, và phản ánh chính cuộc sống đó. Quá trình này chỉ mang tính tự phát, và nó chỉ thể hiện được vẻ bên ngoài của đời sống xã hội.
– Hệ tư tưởng xã hội: Hệ tư tưởng xã hội là một trình độ cao hơn của tâm lý xã hội. Khác với tâm lý xã hội, hệ tư tưởng xã hội được hình thành dựa trên những nhận thức sâu sắc hơn các điều kiện sinh hoạt vật chất của mình; điều đó có nghĩa là, con người dưa trên những kinh nghiệm sống thường này để đưa ra những quan điểm, những nhận định mới, tư tưởng mới cho mình. Đó chính là sự khái quát hóa những kinh nghiệm xã hội. Hệ tư tưởng xã hội lại được chia ra làm hai loại nhỏ:
+ Hệ tư tưởng khoa học – phản ánh chính xác, khách quan sụ tồn tại xã hội.
+ Hệ tư tưởng không khoa học – phản ánh sai lầm, hư ảo hoặc xuyên tạc sự tồn tại xã hội.
Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Thứ nhất: Tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội.
– Tồn tại xã hội là cái thứ nhất, ý thức xã hội là cái thứ hai, trong đó, tồn tại xã hội quy định về các bản chất, nội dung và xu hướng vận động, phát triển của ý thức xã hội, ngược lại, ý thức xã hội sẽ phản ánh lên sự tồn tại khách quan của tồn tại xã hội.
– Tồn tại xã hội và sự quyết định của ý thức xã hội, vì tồn tại xã hội thay đổi, nó cũng sẽ kéo theo sự thay đổi của ý thức xã hội. Đơn cử như trong trường hợp phương thức sản xuất bị biến đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội cũng từ đó mà biến đổi theo.
– Tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội. Bởi không phải bất kỳ quan điểm, tư tưởng, lý luận hay hình thái nào của ý thức xã hội cũng phản ánh một cách trực tiếp đời sống xã hội, mà chúng phải trải qua các không gian và các cách nhìn nhận khác nhau. Chỉ khi phải xem xét mọi việc trên nhiều phương diện thì khi đó mới có thể nhìn rõ được bản chất của vấn đề. Cho nên, sự phản ánh tồn tại xã hội của ý thức xã hội phải được xem xét một cách biện chứng.
Thứ hai: Tính độc lập tương đối và sự tác động ngược trở lại của ý thức xã hội đối với sự tồn tại xã hội.
– Nhiều khi ý thức xã hội thường bị lạc hậu hơn rất nhiều so với sự tồn tại xã hội Bởi vì tồn tại xã hội thì luôn luôn có sự thay đổi và phát triển theo thời gian, tuy nhiên, ý thức xã hội nhiều lúc lại đi trên con đường lối mòn trong tư tưởng, lý luận và quan điểm, tính bảo thủ của một số hình thái ý thức.
– Tuy nhiên, ý thức xã hội cũng có thể vượt trước tồn tại xã hội. Do tính năng động của ý thức, đặc biệt, trong một số điều kiện nhất định, sự tiếp thu to lớn của khoa học kỹ thuật là một trong những điều kiện tiên quyết giúp cho ý thức xã hội có bước tiến vượt bậc so với tồn tại xã hội. Từ đó, ý thức xã hội sẽ dự đoán được quy luật, nêu ra được hướng hoạt động thực tiễn, tổ chức của con người vào mục đích nhất định.
– Ý thức xã hội mang tính chất kế thừa. Điều này hoàn toàn phù hợp. Để tồn tại xã hội vận động được theo xu thế khách quan ngày một năng động và tốt hơn, đòi hỏi ý thức xã hội phải có tính kế thừa tư những tư tưởng, quan điểm trước, từ đó, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm, để giúp tồn tại xã hội ngày một phát triển hơn. Tuy nhiên, sự kế thừa này phải có sự chọn lọc và phù hợp với tồn tại xã hội lúc bấy giờ.
Thứ ba: Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại xã hội.
Thông qua các tiến trình phát triển của lịch sử, sẽ có một số hình thái ý thức xã hội vươn lên và dẫn đầu các hình thái xã hội khác. Điều này cho thấy rằng, một vài hình thái ý thức xã hội không chỉ chịu sự chi phối của tồn tại xã hội mà nó có thể chịu sự chi phối của các hình thái ý thức xã hội khác nữa. Mối liên hệ này làm cho nhiều hình thái ý thức xã hội có những tính chất và những mặt không thể giải thích trực tiếp được bằng các quan hệ vật chất.
Thứ tư: Sự tác động ngược trở lại của ý thức xã hội là biểu hiện quan trọng của tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.
Sự tác động này thể hiện được mức độ phù hợp của tư tưởng với chính đời sống xã hội; sự xâm nhập của ý thức xã hội vào quần chúng cả chiêu sâu, chiều rộng và phụ thuộc vào chính sự thích nghi, tiếp ứng và năng lực của con người.
Trên đây là một số vấn đề liên quan đến Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và học tập. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Chúc Quý bạn đọc học tập thật tốt. Xin cảm ơn.

Cách đặt tên thương hiệu hay và ấn tượng
Cập nhật: 22/10/2021

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì?
Cập nhật: 22/10/2021

Quản trị thương hiệu là gì? Chiến lược quản trị thương hiệu
Cập nhật: 22/10/2021

Nhượng quyền thương hiệu là gì? Hình thức nhượng quyền thương hiệu
Cập nhật: 22/10/2021

Cách xây dựng thương hiệu cá nhân hay nhất
Cập nhật: 22/10/2021

Đại sứ thương hiệu là gì? Vai trò của đại sứ thương hiệu
Cập nhật: 22/10/2021

Tam thất có tác dụng gì?
Cập nhật: 22/10/2021

Táo đỏ có tác dụng gì?
Cập nhật: 22/10/2021

Nấm linh chi có tác dụng gì?
Cập nhật: 22/10/2021

Hạt chia có tác dụng gì?
Cập nhật: 22/10/2021

Lá vối có tác dụng gì?
Cập nhật: 22/10/2021

Hoa đu đủ đực có tác dụng gì?
Cập nhật: 22/10/2021

Dầu dừa có tác dụng gì?
Cập nhật: 22/10/2021

Uống nước dừa có tác dụng gì?
Cập nhật: 22/10/2021

Ăn dứa có tác dụng gì?
Cập nhật: 22/10/2021

Cây xạ đen có tác dụng gì?
Cập nhật: 22/10/2021

Bột sắn dây có tác dụng gì?
Cập nhật: 22/10/2021

Lá tía tô có tác dụng gì?
Cập nhật: 22/10/2021

Hướng dẫn lắp đặt máy điều hòa chi tiết từ A-Z
Cập nhật: 22/10/2021

Thẻ tín dụng là gì? Lợi ích khi sử dụng thẻ tín dụng
Cập nhật: 22/10/2021

Ý tưởng kỷ niệm ngày thành lập công ty
Cập nhật: 22/10/2021

Quốc hội là cơ quan gì?
Cập nhật: 22/10/2021

Nha Trang thuộc miền nào?
Cập nhật: 22/10/2021

Phú Thọ – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 22/10/2021

Hải Phòng – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 22/10/2021

Lâm Đồng thuộc miền nào? Lâm Đồng có gì chơi?
Cập nhật: 22/10/2021

Nghệ An Thuộc Miền Nào – Thanh Hóa Nghệ An Là Miền Trung Hay Bắc
Cập nhật: 22/10/2021

Bình Phước – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 22/10/2021

Tìm hiểu về tỉnh Quảng Nam thuộc miền nào của Việt Nam
Cập nhật: 22/10/2021

Tổng quan về Quảng Trị
Cập nhật: 22/10/2021

Thanh Hóa – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 22/10/2021

Nam Định – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 22/10/2021

Từ 01/7/2023: Ai được tăng lương?
Cập nhật: 22/10/2021

Cha mẹ ly hôn phải cấp dưỡng cho con đến bao nhiêu tuổi?
Cập nhật: 22/10/2021

Chồng vay tiền để đánh bạc, vợ có nghĩa vụ phải trả nợ không
Cập nhật: 22/10/2021