Mỗi cá nhân được quyền thành lập bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân?

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 27/03/2024 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 217 Lượt xem
5/5 - (12 bình chọn)

Một cá nhân được phép thành lập bao nhiêu doanh nghiệp? Là một trong những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm trên thực tế.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin nhằm trả lời cho câu hỏi: Mỗi cá nhân được quyền thành lập bao nhiều doanh nghiệp tư nhân?

Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 188 – Luật Doanh nghiệp năm 2020, quy định về các dấu hiệu nhận diện doanh nghiệp tư nhân, cụ thể:

– Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

– Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân như sau:

+ Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

+ Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

+ Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty Trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

+ Doanh nghiệp là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân. Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các rủi ro và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp.

+ Chủ doanh nghiệp sẽ là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

+ Chủ doanh nghiệp là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.

Mỗi cá nhân được quyền thành lập bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân?

– Cá nhân không thuộc trường hợp không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp đều có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, có thể thấy, trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các hoạt động của doanh nghiệp là vô hạn.

Chính vì đặc điểm đặc biệt này của doanh nghiệp tư nhân so với các loại hình doanh nghiệp khác. Do đó, để đảm bảo chủ ở hữu sẽ chịu trách nhiệm tới cùng mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng như hạn chế rủi ro cho các tổ chức, cá nhân khác nên pháp luật quy định, mỗi cá nhân chỉ được phép thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Căn cứ quy định tại khoản 3, 4 – Điều 188 – Luật Doanh nghiệp năm 2020, quy định như sau:

“3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

  1. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.”

Do đó, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ bị hạn chế một số nội dung trong việc thực hiện quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp cũng như góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong các doanh nghiệp khác.

Quy trình thành lập doanh nghiệp tư nhân:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

Hồ sơ bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Bước 2: Nộp hồ sơ.

– Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp/người ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo phương thức sau đây:

+ Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.

+ Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính.

+ Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: https://danhkykinhdoanh.gov.vn

– Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp:

+ Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền. Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng/chứng thực.

+ Trường hợp ủy quyền cho tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.

+ Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh nghiệp thì thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, nhân viên bưu chính phải nộp bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

+ Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.

– Thời hạn giải quyết:

+ Thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.

+ Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Bước 3: Nhận kết quả.

Như vậy, Mỗi cá nhân được quyền thành lập bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân? Đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã hướng dẫn các bước thành lập doanh nghiệp tư nhân hiện nay. Chúng tôi mong rằng nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

 

5/5 - (12 bình chọn)