Mẫu thông báo thành lập địa điểm kinh doanh

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 01/06/2023 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 131 Lượt xem
5/5 - (21 bình chọn)

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Vậy Mẫu thông báo thành lập địa điểm kinh doanh là mẫu nào? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu ích.

Thông báo lập địa điểm kinh doanh

Căn cứ khoản 2, 3, 4 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh quy định như sau:

– Doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh công ty tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh;

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh;

– Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.

Nguyên tắc đặt tên địa điểm kinh doanh

Nguyên tắc đặt tên địa điểm kinh doanh quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:

– Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

– Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ cụm từ “Địa điểm kinh doanh”.

– Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.

– Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

– Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

– Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.

Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh

Theo khoản 2 Điều 33 Nghị định số 78 năm 2015 về đăng ký doanh nghiệp thì “Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh”.

Tuy nhiên, Nghị định 108/2018/NĐ-CP, có quy định cụ thể như sau:

“2. Thông báo lập địa điểm kinh doanh:

Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:

  1. a) Mã số doanh nghiệp;
  2. b) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);
  3. c) Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
  4. d) Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;

đ) Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;

  1. e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh”.

Như vậy, hiện nay doanh nghiệp được phép lập địa điểm kinh doanh ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh

Hồ sơ thông báo thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh hay cùng tỉnh thì vẫn áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục II-7 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.

Theo đó Mẫu thông báo thành lập địa điểm kinh doanh bao gồm hoàn thành các nội dung về: Mã số doanh nghiệp; Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở); Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh…

Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh: Chỉ được kinh doanh theo phạm vi của công ty mẹ;  Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

Mẫu thông báo thành lập địa điểm kinh doanh

Mẫu thông báo thành lập địa điểm kinh doanh là mẫu văn bản do công ty soạn thảo và gửi đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để thông báo về việc lập địa điểm kinh doanh mới cho doanh nghiệp.

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, mẫu Thông báo thành lập địa điểm kinh sẽ được soạn thảo dựa trên Phụ lục II-7 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp Mẫu để Khách hàng có thể tham khảo và sử dụng:

TẢI DOWNLOAD MẪU THÔNG BÁO THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH

Lưu ý khi soạn thảo Mẫu thông báo thành lập địa điểm kinh doanh

Khi hoàn thành Mẫu thông báo thành lập địa điểm kinh doanh, cần lưu ý một số điểm dưới đây:

– Trường hợp địa điểm kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh sau ngày bắt đầu hoạt động đã kê khai thì ngày bắt đầu hoạt động là ngày địa điểm kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận.

– Trường hợp niên độ kế toán theo năm dương lịch thì ghi tại ngày 01/01 đến ngày 31/12. Trường hợp niên độ kế toán theo năm tài chính khác năm dương lịch thì ghi ngày, tháng bắt đầu niên độ kế toán là ngày đầu tiên của quỹ; ngày, tháng kết thúc niên độ kế toán là ngày cuối cùng của quỹ; tổng thời gian từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc niên độ kế toán phải đủ 12 tháng hoặc 4 quý liên tiếp.

– Doanh nghiệp, chi nhánh có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện về việc sử dụng hóa đơn tự in, đặt in, hóa đơn điện tử, mua hóa đơn của cơ quan thuế theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trực tiếp vào phần này.

– Trường hợp thông báo lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người đứng đầu chi nhánh ký trực tiếp vào phần này.

– Trường hợp Tòa án hoặc Trọng tài chỉ định người thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì người được chỉ định ký trực tiếp vào phần này.

->>>> Tham khảo thêm: Thành lập văn phòng đại diện

->>>> Tham khảo thêm: Thay đổi người đại diện theo pháp luật

->>>> Tham khảo thêm: Thay đổi ngành nghề kinh doanh

5/5 - (21 bình chọn)