Mẫu quyết định tăng lương mới nhất năm 2024 như thế nào?

  • Tác giả: Phương Thảo |
  • Cập nhật: 09/01/2024 |
  • Biểu mẫu |
  • 829 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Quy định của pháp luật về tăng lương như thế nào?

Trước khi gửi tới Quý độc giả Mẫu quyết định tăng lương, TBT Việt Nam xin lưu ý một số nội dung quy định của pháp luật có liên quan.

Chế độ phúc lợi trong lao động luôn là vấn đề thời sự nhậnđược rất nhiều lượt  quan tâm của lao động, trong đó có tăng lương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề trên, bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin mới nhất liên quan đến việc tăng lương.

Theo Nghị quyết 69/2022/QH15, từ ngày 01/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Và từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng (theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP).

Như vậy, mức lương cơ sở được áp dụng trong năm 2024 là 1,8 triệu đồng/tháng.

Dự kiến sẽ thực hiện chế độ tiền lương mới từ ngày 01/7/2024. Trong đó, nội dung nổi bật của Nghị quyết 27 là bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.

Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.

Như vậy, mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng sẽ được áp dụng đến khi thực hiện chế độ tiền lương mới (dự kiến là ngày 01/7/2024).

>>> Xem thêm: Mẫu quyết định bổ nhiệm phó giám đốc mới nhất năm 2021

Thẩm quyền quyết định tăng lương

Đối với vấn đề thẩm quyền quyết định tăng lương, có thể chia ra làm hai nhóm chính: Một là, thẩm quyền tăng lương đối với người lao động làm việc trong cơ quan nhà nước, cơ quan chuyên môn trực thuộc cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Hai là, thẩm quyền tăng lương đối với người lao động làm việc theo hợp đồng trong các doanh nghiệp.

Thứ nhất: Thẩm quyền tăng lương đối với người lao động làm việc trong cơ quan nhà nước, cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập:

Ở mỗi địa phương, UBND các tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) sẽ căn cứ theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 21/3/2016 của Chính phủ về phân cấp quản lý Nhà nước giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để:

Ban hành Quyết định quy định thẩm quyền nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, nâng phụ cấp thâm niên vượt khung và phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn.

Quyết định của UBND mỗi tỉnh thành sẽ là căn cứ để các chủ thể có thẩm quyền ra quyết định tăng lương đối với người lao động.

Thứ hai: Thẩm quyền tăng lương đối với người lao động làm việc theo hợp đồng trong các doanh nghiệp:

Đối với loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH, doanh nghiệp nhà nước, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thì Luật Doanh nghiệp 2014 sửa đổi, bổ sung 2020 không quy định chi tiết vấn đề này, như vậy thẩm quyền tăng lương cho người lao động sẽ do Điều lệ công ty quy định.

Đối với loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần, theo quy định của điểm e khoản 3 Điều 157 Luật doanh nghiệp 2014 sửa đổi bổ sung 2020 thì Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc sẽ có quyền quyết định tiền lương và quyền lợi khác đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.

Như vậy, thẩm quyền tăng lương cho người lao động làm việc trong công ty cổ phần thuộc về Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.

Còn đối với lương của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thì theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 158 Luật doanh nghiệp 2014 sửa đổi, bổ sung 2020 sẽ do Hội Đồng quản trị quyết định. Như vậy, thẩm quyền tăng lương cho Giám đốc hoặc Tổng giám đốc sẽ do Hội đồng quản trị quyết định. Ngoài ra, Điều lệ công ty có thể có quy định chi tiết về vấn đề này.

>>> Tham khảo: Mẫu biên bản đối chiếu công nợ mới nhất năm 2020

Mẫu quyết định tăng lương mới nhất có danh sách đi kèm.

Mẫu quyết định tăng lương đối với người lao động làm việc theo hợp đồng trong các doanh nghiệp:

CÔNG TY …

Số: …/QĐ-…

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…, ngày …, tháng …, năm …

QUYẾT ĐỊNH

Về việc tăng lương cho nhân viên

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

          Căn cứ Bộ luật Luật lao động ngày … tháng … năm …;

          Căn cứ Quy chế lương thưởng và Điều lệ hoạt động của Công ty …;

          Căn cứ Hợp đồng lao động số … ngày … tháng … năm … giữa Công ty … với Ông (bà) …

          Căn cứ những đóng góp thực tế của Ông (bà) đối với sự phát triển chung của Công ty;

          Xét đề nghị của Trưởng phòng Hành chính – Nhân sự,

QUYẾT ĐỊNH

          Điều 1. Kể từ ngày … tháng … năm …, mức lương của Ông (bà) … là … (Bằng chữ: …) được tăng lên … (Bằng chữ: …).

          Điều 2. Ông (bà) …, Phòng Hành chính – Nhân sự, Phòng Tài chính – Kế toán và các cá nhân, tổ chức có liên quan có trách nhiệm thi hành quyết định này.

          Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

Nơi nhận:

– Như Điều 3;

Lưu VP.

GIÁM ĐỐC

>>> Tham khảo: Mẫu Hợp đồng ngoại thương mới nhất năm 2024

Hướng dẫn soạn quyết định tăng lương

Quyết định tăng lương cho người lao động cần phải đảm bảo đầy đủ về hình thức và nội dung:

Thứ nhất: Về hình thức

Phần mở đầu của quyết định cần phải đảm bảo có đầy đủ Quốc hiệu, tiêu ngữ; phải có địa điểm, ngày, tháng, năm ban hành quyết định; tên của quyết định phải có nội dung công việc cần được giải quyết; các căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn để ban hành.

Bên cạnh đó, phần kết luận phải có nơi nhận, chữ ký của người có thẩm quyền ban hành quyết định và con dấu của công ty hoặc cơ quan chủ quản.

Thứ hai: Về phần nội dung

Cần phải ghi rõ ràng và chính xác tên người được tăng lương, chức vụ, mức lương cũ, mức lương được tăng trên các điều, khoản, điểm (lưu ý: mức lương phải được ghi rõ cả số và chữ); các cá nhân và các tổ chức liên quan có trách nhiệm thi hành quyết định; thời gian quyết định có hiệu lực thi hành.

Mẫu quyết định tăng lương trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, bởi quyết định tăng lương là quyết định nội bộ của doanh nghiệp nên ngoài việc đáp ứng các quy định pháp luật còn phải tuân thủ theo điều lệ, quy chế hoạt động của công ty. Trong trường hợp còn thắc mắc, Quý vị vui lòng liên hệ TBT Việt Nam để được hỗ trợ theo số 1900 6560.

>>> Tham khảo: Mẫu Hợp đồng tài trợ mới nhất năm 2024

5/5 - (5 bình chọn)