Mẫu Hợp đồng EPC mới nhất năm 2024

  • Tác giả: Cẩm Tú |
  • Cập nhật: 08/01/2024 |
  • Biểu mẫu |
  • 1274 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Hợp đồng EPC là loại hợp đồng được viết tắt của cụm từ Engineering-Procurenment-Construction. Các hợp đồng EPC được xây dựng và ký kết giữa nhiều chủ thể khác nhau với quy mô trong nước hoặc trên toàn thế giới.

Trong lĩnh vực xây dựng, các nhà đầu tư và nhà thầu không còn lạ lẫm đối với hợp đồng EPC. Vậy hợp đồng EPC là gì, Tổng đài 19006560 sẽ gửi tới Quý vị những thông tin mới nhất về mẫu hợp đồng này.

Hợp đồng EPC là gì?

Hợp đồng EPC là văn bản thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu để thực hiện các công việc trọn gói của dự án, bao gồm: thực hiện công việc về khảo sát, thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị và các dịch vụ kỹ thuật kèm theo, thi công xây dựng và lắp đặt để đưa dự án vào hoàn thiện và khai thác một cách đồng bộ.

Thực hiện hợp đồng EPC có nghĩa là các công việc trước đây do chủ đầu tư đảm nhận như: thiết kế, mua sắm trang vật tư, thiết bị và các vật tư kỹ thuật,…thì sẽ được chuyển sang cho nhà thầu EPC đảm nhận và thi công.

Hợp đồng EPC đã được áp dụng tại Việt Nam vào những năm 90 của thế kỷ trước. Chủ đầu tư sử dụng loại hợp đồng nhằm mục đích không muốn tham gia sâu vào quá trình thực hiện dự án trên cơ sở cân nhắc những nguồn lực có sẵn, tính phức tạp của dự án, đồng thời muốn chuyển rủi ro trong quá trình thực hiện cho nhà thầu hợp đồng.

>>> Tham khảo: Mẫu hợp đồng hợp tác đầu tư mới nhất năm 2021

Ưu điểm hợp đồng EPC

Việc sử dụng hợp đồng EPC nhằm hạn chế tối đa những nhược điểm mà các dự án thường gặp phải. Như thiếu kinh nghiệm, năng lực và nhân sự trong quá trình quản lí dự án, các công đoạn thực hiện nhiều thủ tục rườm rà gây lãng phí về chi phí.

Áp dụng hợp đồng EPC khắc phục các nhược điểm của nhà đầu tư, nhà thầu, nhà tư vấn. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của các chủ thể tham gia quá trình thực hiện, nâng cao hiệu quả của quá trình vận hành dự án.

Hợp đồng EPC giúp chủ đầu tư tận dụng tối đa trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm quản lí của nhà thầu khi thực hiện dự án. Đồng thời trong quá trình thực hiện dự án chủ đầu tư cũng cần ít nhân lực, chi phí quản lí dự án hơn.

Hợp đồng EPC giúp nhà thầu chủ động linh hoạt hơn trong việc kiểm tra, điều phối công việc theo tiến độ thực tế mà không bị lệ thuộc nhiều vào sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của chủ đầu tư. Từ đó giảm thời gian gián đoạn, tiết kiệm các khoản chi phí không cần thiết.

Bất cập hợp đồng EPC

Hợp đồng EPC mang lại nhiều lợi ích cho chủ đẩu tư và nhà thầu, tuy nhiên để áp dụng được loại hợp đồng này cần phải có những điều kiện nhất định thì mới có thể nhận được tối đa lợi ích.

Việc áp dụng sai các dự án, trường hợp thì sẽ gây nên dự án không được thành công như mong đợi đồng thời nhà đầu tư phải gánh chịu mức phí cao không đáng có gây nên lãng phí cho ngân sách.

Hợp đồng EPC là loại hợp đồng nhà thầu bao trọn gói các thông số kỹ thuật công nghệ. Có nhiều khả năng xảy ra tuy nhiên thường sẽ có những bất bập ở vấn đề này như sau:

– Công nghệ kỹ thuật phát sinh lỗi

Việc nhà thầu không đáp ứng đủ chuyên môn để giám sát kiểm tra gây nên lỗi phát sinh nên trong quá trình thi công và vận hành dự án. Từ đó, gây nên thiệt hại từ nhiều phía không chỉ từ phía nhà thầu.

– Các thiết bị lắp đặt, công nghệ đơn vị nhà thầu mua sắm không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại nước sở tại

Cụ thể hơn, trong dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên khi tổng thầu EPC của Trung Quốc rút về nước, đã cung cấp các thiết bị nhà máy gang thép này sai thông số kỹ thuật, xuất xứ và không phù hợp với quy chuẩn tại Việt Nam.

Về phía chủ đầu tư, chính vì việc xác lập hợp đồng EPC nên quá trình thanh kiểm tra của chủ đầu tư không được thường xuyên nên việc giám sát nhà thầu không cao.

Đối với các nhà thầu không có tính chuyên nghiệp và trách nhiệm không cao sẽ khiến dự án có nhiều sai sót. Có nhiều trường hợp, dự án nghiệm thu xong mới phát hiện ra các sai sót về thi công, hay trang thiết bị của dự án.

>>> Tham khảo: Tổng hợp mẫu hợp đồng nguyên tắc mới nhất

Phạm vi hợp đồng EPC

Để hợp đồng EPC hiệu quả cần căn cứ vào đặc điểm, tính chất, quy mô của từng dự án, và các quy định của pháp luật để áp dụng phù hợp với hình thức hợp đồng EPC.

Thông thường theo đánh giá và nhận định của các chuyên gia, hợp đồng EPC được áp dụng cho những dự án có quy mô lớn, có hạ tầng và có hệ thống phức tạp như lĩnh vực dầu khí, khai khoáng,…. Các dự án cần có trình độ chuyên môn cao, kiến thức đặc biệt, có các phương án công nghệ linh hoạt.

Các dự án mang tính chất nhỏ, các dự án đơn giản hoặc lặp đi lặp lại, thời gian thi công ngắn,…. Đồng thời, các dự án mà chủ đầu tư tự thực hiện hầu hết các bước thiết kế cũng không nên sử dụng hợp đồng EPC.

Mẫu hợp đồng EPC mới nhất

Download Tại đây

Như đã phân tích, các hợp đồng EPC thường được lập trong các lĩnh vực yêu cầu công nghệ và chuyên môn cao, quy mô dự án cũng rất lớn.

Chính vì thế thể thành lập mẫu hợp đồng EPC không phải là điều đơn giản.
Đồng thời, tùy vào từng lĩnh vực mà các nội dung điều khoản trong hợp đồng sẽ được ký kết theo thỏa thuận khác nhau. Tuy nhiên, các hợp đồng EPC thường có những nội dung cơ bản không thể thay đổi, cụ thể như sau:

– Các thông tin cơ bản về tên hợp đồng và các bên giao kết

Ngay dưới phần quốc hiệu tiêu ngữ là phân tên hợp đồng, qua tên hợp đồng có thể định được lĩnh vực các bên ký kết. Tiếp theo là tên dự án/gói thầu giữa chủ đầu tư… với nhà thầu…

– Căn cứ pháp lí xác lập hợp đồng

Việc nêu căn cứ pháp lí xác lập hợp đồng là hoàn toàn cần thiết. Xác định các văn bản pháp luật điều chỉnh, qua đó nếu có sự kiện tranh chấp phát sinh hoặc sự kiện cần xử lí thì sẽ có căn cứ pháp lí xác định giải quyết.

>>> Tham khảo: Mẫu Hợp đồng Bcc mới nhất năm 2024

– Các thông tin của chủ đầu tư và nhà thầu

Thông tin của hai bên chủ thể xác lập hợp đồng là cần thiết. Các thông tin cần cụ thể như: tên công ty; họ tên người đại diện ủy quyền; địa chỉ công ty, chức vụ, địa chỉ; tài khoản công ty; mã số thuế, địa chỉ thư điện tử,…

– Điều khoản của hợp đồng

Có thể nói, việc xác lập các điều khoản giữa hai bên chủ thể trong hợp đồng là rất quan trọng bởi tính chất và quy mô của các dự án mà hợp đồng EPC xác lập. Trong các nội dung điều khoản xây dựng không được trái quy định pháp luật, đồng thời các điều khoản cần chi tiết và không gây nhầm lẫn. Các điều khoản trong hợp đồng bao gồm những nội dung sau:

+ Các định nghĩa và diễn giải. Định nghĩa, diễn giải các thông tin cần làm rõ trong hợp đồng;

+ Hồ sơ của hợp đồng và các thứ tự ưu tiên;

+ Các quy định chung;

+ Phạm vi công việc;

+ Các yêu cầu đối với công tác thiết kế, cung cấp lắp đặt, thi công xây dựng tới công trình;

+ Thử nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thử khi hoàn thành;

+ Thời gian, tiến độ thực hiện hợp đồng;

+ Giá của hợp đồng, tạm ứng, thanh toán hợp đồng;

+ Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh số tiền tạm ứng;

+ Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên;

+ Điều chỉnh giá và điều chỉnh hợp đồng;

+ Nhà thầu phụ;

+ Tạm ngưng, chấm dứt hợp đồng bởi một trong hai bên phía chủ thể;

+ Bảo hiểm và bảo hành công trình;

+ Trách nhiệm của các bên khi xảy ra sai sót;

+ Thưởng, phạt do vi phạm hợp đồng;

+ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

+ Rủi ro và trường hợp bất khả kháng.

+ Khiếu nại và giải quyết tranh chấp.

+ Quyết toán và thanh lí hợp đồng.

+ Điều khoản chung.

>>> Tham khảo: Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh mới nhất năm 2024

5/5 - (5 bình chọn)