Mẫu giấy giới thiệu mới nhất 2022
Mục lục
Giấy giới thiệu là loại giấy tờ pháp lý rất hay được sử dụng trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, công ty thường hay dùng giấy giới thiệu để giới thiệu đại diện doanh nghiệp thực hiện một công việc cụ thể.
Vậy Mẫu giấy giới thiệu gồm những nội dung gì? Cách viết mẫu giấy giới thiệu như nào để hợp lý? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có thêm thông tin.
Mẫu giấy giới thiệu là gì?
Giấy giới thiệu là một biểu mẫu được sử dụng thường xuyên tại các đơn vị/công ty/doanh nghiệp. Nó là một biểu mẫu về thủ tục hành chính do các công ty/doanh nghiệp, cơ quan phát hành để giới thiệu nhân viên, cán bộ, công nhân viên của mình đến liên hệ làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị khác, hoặc làm việc với cơ quan nhà nước nhằm thực hiện thủ tục pháp lý của tổ chức, doanh nghiệp.
Giấy giới thiệu công ty sẽ chứng minh được người giới thiệu đang làm việc tốt tại cơ quan, công ty hiện tại, và có mong muốn được học hỏi thêm. Từ đó tạo điều kiện giúp việc liên hệ đến nơi công tác mới được thuận lợi, nhanh chóng hơn đồng thời tạo sự tin tưởng giữa các bên khi làm việc chung.
Mẫu giấy giới thiệu công ty giúp doanh nghiệp tiếp nhận nhân viên đúng người, tránh nhầm lẫn hoặc giả mạo có thể gây hậu quả xấu. Đồng thời giúp xác nhận các vấn đề, thủ tục pháp lý như biên bản bàn giao công việc, hồ sơ công việc, chứng từ,… Giúp nhân viên được giới thiệu có được sự tin tưởng, được hỗ trợ để dễ dàng hòa nhập, tiếp nhận công việc.
Giấy giới thiệu được sử dụng trong các trường hợp nào?
Trên thực tế, giấy giới thiệu được sử dụng hết sức đa dạng. Có thể nói ngắn gọn là nó được dùng để một tổ chức/công ty/doanh nghiệp giới thiệu nhân viên/cá nhân thay mặt mình thực hiện một công việc nào đó.
Ví dụ như khi những sinh viên năm cuối sắp ra trường cần có thời gian thực tập thực tế tại công ty, cơ quan nhà nước thì nhà trường sẽ có trách nhiệm phải viết mẫu giấy giới thiệu sinh viên đến các cơ quan thực tập phù hợp mà không phải mất công tìm kiếm việc làm.
Hoặc cán bộ nhân viên tại công ty A có thành tích làm việc tốt, có mong muốn được công tác tại công ty B (2 công ty có liên kết với nhau) để cải thiện kỹ năng, trình độ công việc của mình thì công ty A sẽ phải viết mẫu giấy giới thiệu của công ty mình cho nhân viên đi tới làm việc tại công ty B.
Hình thức thể hiện của 01 giấy giới thiệu còn tùy thuộc vào ngữ cảnh sử dụng. Ví dụ:
– Giấy giới thiệu đi học
– Giấy giới thiệu công tác
– Giấy giới thiệu để làm việc
– Giấy giới thiệu đăng ký kết hôn
– Giấy giới thiệu vào Đảng…
Giấy giới thiệu là loại giấy tờ có giá trị pháp lý thường được sử dụng nhiều trong các hoạt động của công ty. Giấy giới thiệu nhằm mục đích giới thiệu người đại diện cho doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện một công việc nào đó.
Khi cá nhân đi làm việc với các cơ quan nhà nước như ngân hàng, cơ quan hành chính, giấy giới thiệu sẽ giúp bạn dễ dàng giải quyết công việc hơn.
Khi làm việc giữa các cá nhân hoặc doanh nghiệp với nhau thì giấy giới thiệu sẽ giúp xác nhận đúng người sẽ làm việc, tạo sự tin tưởng tránh trường hợp nhầm lẫn hoặc giả mạo gây hậu quả khôn lường.
Hợp thức hóa các vấn đề, thủ tục liên quan đến pháp lý, như: ký biên bản bàn giao, chứng từ, hồ sơ…
Sự khác biệt giữa giấy giới thiệu và giấy ủy quyền
– Giấy giới thiệu được sử dụng với mục đích cử người đại diện liên hệ với cơ quan/tổ chức/doanh nghiệp khác để thực hiện một công việc cụ thể nào đó đã được ghi trong giấy giới thiệu. Trong khi đó giấy ủy quyền được sử dụng trong trường hợp bên ủy quyền trao quyền của mình cho người được ủy quyền thay mặt mình để thực hiện một công việc cụ thể. Người được ủy quyền có thể nhân danh người ủy quyền để thực hiện công việc trong phạm vi công việc đã được ủy quyền.
– Dưới góc độ pháp lý giấy giới thiệu có tính pháp lý thấp hơn giấy ủy quyền. Hình thức của giấy giới thiệu cũng đơn giản sơ sài hơn so với giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền. Trong một vài trường hợp thực hiện các quyền quan trọng thì giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền còn phải được công chứng theo đúng quy định mới có giá trị pháp lý.
– Giấy giới thiệu chỉ dùng cho cơ quan/tổ chức/công ty/doanh nghiệp giới thiệu cá nhân/nhân viên của mình. Hợp đồng ủy quyền thì có thể dùng cho cả đối tượng là cá nhân và tổ chức. Vì vậy, phạm vi sử dụng của giấy ủy quyền cũng rộng hơn so với giấy giới thiệu
Hiệu lực của giấy giới thiệu trong bao lâu?
Tùy thuộc vào tính chất của từng loại công việc mà thời hạn của giấy giới thiệu được xác định khác nhau. Chủ thể giới thiệu có thể ghi thời gian bắt đầu và kết thúc việc giới thiệu. Tức là giấy giới thiệu chỉ có hiệu lực trong khoảng thời gian đó.
Trong trường hợp công việc giới thiệu chưa xong, nhưng thời hạn của giấy giới thiệu đã hết thì chủ thể giới thiệu phải làm lại giấy giới thiệu khác thì người được giới thiệu mới đủ điều kiện tiếp tục công việc giới thiệu.
Cách viết mẫu giấy giới thiệu
1. Nội dung
Về nội dung, mẫu giấy giới thiệu công ty cần ghi rõ ràng, đầy đủ, chính xác các thông tin cơ bản sau:
– Tên cơ quan, tổ chức chủ quản: Bạn phải ghi rõ ràng, chính xác tên của đơn vị, tổ chức quản lý trực tiếp bạn hiện thời.
– Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản: là đơn vị ban hành văn bản này, giới thiệu bạn tới đơn vị công tác khác.
– Chữ viết tắt hành chính tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
– Địa danh.
– Họ và tên, chức vụ và đơn vị công tác của người được giới thiệu: mục này nhằm giới thiệu người được cử đến đơn vị công tác mới.
– Tên cơ quan, tổ chức được giới thiệu: phần này cần ghi rõ thời gian, địa danh viết giấy giới thiệu.
– Lý do: Ghi rõ nội dung giới thiệu, công việc phù hợp mà nhân viên được giới thiệu có thể đảm nhiệm.
– Ký tên, đóng dấu: Xác nhận của đơn vị, công ty giới thiệu.
– Thông tin cá nhân của nhân viên được giới thiệu: Họ và tên, năm sinh, chức vụ.
– Mục đích giới thiệu: thực hiện, giải quyết công việc hay học hỏi kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế, đóng góp ý tưởng xây dựng chiến lược, dự án mới,…
– Thông tin về đơn vị được giới thiệu: Ghi rõ người sẽ đón nhận, tiếp quản, hỗ trợ trực tiếp người được giới thiệu để dễ dàng liên hệ, làm việc với nhau.
2. Hình thức
Mẫu giấy giới thiệu nên viết ngắn gọn, súc tích nhưng đầy đủ những thông tin cần thiết, quan trọng nhất. Ngôn từ sử dụng lịch sự, trang trọng, đúng ngữ pháp, chính tả, thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc. Ngoài ra mẫu giấy giới thiệu của công ty cần thể hiện sự tin cậy vì nó là hình thức giấy xác nhận mà công ty giới thiệu nhân viên mới cho đơn vị khác để thực hiện giao dịch, nhiệm vụ khác.
Lưu ý ghi đầy đủ, chính xác thông tin về thời gian ký và thời hạn của giấy giới thiệu, có chữ ký và dấu đỏ của người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp. Thông tin trong form giấy giới thiệu chính xác sẽ giúp đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ của người được giới thiệu, đồng thời nâng cao độ uy tín, chuyên nghiệp của công ty giới thiệu.
Mẫu giấy giới thiệu
Mẫu giấy giới thiệu là một văn bản hành chính phổ biến, được coi là bộ mặt đại diện cho cơ quan, doanh nghiệp. Chính vì vậy, mẫu giấy giới thiệu của công ty cần được chỉnh chu, chuyên nghiệp nhất, đồng thời người được cử đi cũng phải là nhân tố ưu tú, có thể đảm bảo được công việc, nhiệm vụ mới. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp một mẫu hoàn chỉnh để Khách hàng có thể tham khảo:
TẢI DOWNLOAD MẪU GIẤY GIỚI THIỆU

Dịch vụ ly hôn đơn phương
Cập nhật: 26/05/2022

Tư vấn pháp luật
Cập nhật: 26/05/2022

Tư vấn bảo hiểm thất nghiệp
Cập nhật: 26/05/2022

Tư vấn pháp luật miễn phí qua zalo
Cập nhật: 26/05/2022

Đăng ký nhãn hiệu IMPACT MATERIAL mua bán, xuất nhập khẩu giày dép
Cập nhật: 26/05/2022

Đăng ký nhãn hiệu Tâm Thiện Nhi cho nhóm dịch vụ việc làm, nhân sự
Cập nhật: 26/05/2022

Đăng ký nhãn hiệu tại Cần Thơ như thế nào?
Cập nhật: 26/05/2022

Đăng ký nhãn hiệu tại Cần Thơ như thế nào?
Cập nhật: 26/05/2022

Đăng ký nhãn hiệu tại Bình Dương như thế nào?
Cập nhật: 26/05/2022

Đăng ký nhãn hiệu PESAN cho nhóm vật liệu xây dựng
Cập nhật: 26/05/2022

Đăng ký nhãn hiệu FUJIANIKO cho nhóm sản phầm 04
Cập nhật: 26/05/2022

Đăng ký thương hiệu quán ăn như thế nào?
Cập nhật: 26/05/2022

Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm
Cập nhật: 26/05/2022

Đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 như thế nào?
Cập nhật: 26/05/2022

Đăng ký logo kênh youtube
Cập nhật: 26/05/2022

Tặng voucher có phải là hình thức khuyến mại?
Cập nhật: 26/05/2022

Đăng ký thương hiệu cho nước uống đóng chai
Cập nhật: 26/05/2022

Bổ sung ngành nghề kinh doanh mất bao nhiêu lâu
Cập nhật: 26/05/2022

Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu tại Hà Nội
Cập nhật: 26/05/2022

Tra cứu giấy phép tư vấn du học ở đâu?
Cập nhật: 26/05/2022

Lệ phí cấp giấy phép tư vấn du học
Cập nhật: 26/05/2022

Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học là gì?
Cập nhật: 26/05/2022

Thủ tục xác nhận người nước ngoài không thuộc trường hợp cấp giấy phép lao động
Cập nhật: 26/05/2022

Sàn giao dịch thương mại điện tử cần có sự tham gia của ít nhất bao nhiêu chủ thể?
Cập nhật: 26/05/2022

Thủ tục tra cứu nhãn hiệu
Cập nhật: 26/05/2022

Quy định pháp luật sàn giao dịch thương mại điện tử
Cập nhật: 26/05/2022

Đăng ký thương hiệu cho đồ nội thất
Cập nhật: 26/05/2022

Đăng ký logo công ty xây dựng
Cập nhật: 26/05/2022

Đăng ký nhãn hiệu cho thực phẩm
Cập nhật: 26/05/2022

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì?
Cập nhật: 26/05/2022

Đăng ký nhãn hiệu cho hàng nông sản
Cập nhật: 26/05/2022

Đăng ký nhãn hiệu hàng thời trang
Cập nhật: 26/05/2022

Cá nhân có được đăng ký nhãn hiệu hay không?
Cập nhật: 26/05/2022

Thủ tục đăng ký logo dụng cụ nấu nướng như thế nào ?
Cập nhật: 26/05/2022

Đăng ký logo cho phòng tập gym
Cập nhật: 26/05/2022