Lưu ý thành lập công ty truyền thông

  • Tác giả: Thùy Linh |
  • Cập nhật: 21/03/2024 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 449 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Các công ty khi muốn thành lập và hoạt động trên thực tế thì đều phải thực hiện theo các thủ tục thành lập mà pháp luật doanh nghiệp đã quy định. Mỗi lĩnh vực kinh doanh khác nhau cũng sẽ có những điểm lưu ý khác nhau.

Do vậy, qua bài viết dưới đây, TBT Việt Nam sẽ cung cấp cho Qúy khách các thông tin liên quan đến Lưu ý thành lâp công ty truyền thông theo quy định của pháp luật hiện hành.

Các lưu ý khi thành lập công ty truyền thông

Khi có nhu cầu thành lập công ty truyền thông thì Qúy khách cần chú ý đến các nội dung cơ bản sau đây:

– Về tên của công ty: Tên của công ty truyền thông cần đảm bảo là được đặt theo đúng quy định của pháp luật về tên Doanh nghiệp.

Vì hoạt động trong lĩnh vực truyền thông nên cần lựa chọn những tên gọi mang dấu ấn riêng, dễ tạo được ấn tượng và đặt biệt tránh các tên gọi công ty giống hoặc dễ gây nhầm lẫn với những công ty cũng hoạt động trong mảng truyền thông này.

– Về địa điểm đặt trụ sở công ty: Nơi đặt trụ sở chỉ cần có địa chỉ hành chính rõ ràng, cụ thể tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh trên thực tế của công ty.

Lưu ý tham khảo các quy định của Luật Nhà ở về những địa điểm không được phép đặt làm trụ sở công ty.

– Về người đại diện công ty: Tùy thuộc vào loại hình công ty thành lập mà việc xác định người đại diện và số lượng người đại diện theo pháp luật cũng là khác nhau, chỉ cần đảm bảo không thuộc những trường hợp không được quản lý và điều hành doanh nghiệp do pháp luật quy định.

– Về ngành nghề đăng ký kinh doanh: Chủ sở hữu tham khảo danh sách ngành nghề kinh doanh tương ứng với lĩnh vực truyền thông, đồng thời tra mã ngành nghề tương ứng để thuận tiện trong quá trình điền hồ sơ đăng ký thành lập.

– Về vốn điều lệ: Pháp luật không có quy định cụ thể về mức vốn ban đầu, chỉ trừ một số ngành nghề thuộc danh mục kinh doanh có điều kiện thì mới phải đáp ứng đủ số vốn pháp định.

Hiện nay trong lĩnh vực truyền thông, một số ngành nghề thuộc danh mục kinh doanh có điều kiện sau như:

+ Kinh doanh dịch vụ sản xuất, phát hành phim;

+ Kinh doanh dịch vụ phát hành, truyền hình trả phí;

+ Kinh doanh dịch vụ nội dung thông tin trên mạng di động, internet;

+ Kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang…

– Đặc biệt, đối với những công ty trong lĩnh vực truyền thông mỗi khi có hỏa động thì đều phải tiến hành nộp hồ sơ xin giấy phép tổ chức sự kiện. Hồ sơ sẽ gồm một số nội dung như:

+ Văn bản đề nghị cấp giấy phép theo mẫu đơn quy định;

+ Thông tin cơ bản về sự kiện được tổ chức như: Thời gian diễn ra, địa điểm tổ chức, số lượng tham gia;

+ Hợp đồng giữa các công ty hợp tác;

+ Bản sao giấy chứng nhận thành lập của các công ty

+ Hợp đồng thuê địa điểm diễn ra sự kiện;

Ngoài ra, trong một số sự kiện cụ thể khác thì cần phải chuẩn bị thêm các loại giấy tờ tờ theo quy định của pháp luật.

Ngoài việc cung cấp cho Qúy khách các thông tin về Lưu ý thành lâp công ty truyền thông thì theo đây, TBT Việt Nam sẽ cung cấp thêm cho Qúy khách các nội dung khác liên quna đến vấn đề này

->>>>>>> Tham khảo thêm : thủ tục thành lập công ty cổ phần

Quy trình thành lập công ty truyền thông

Khi có nhu cầu thành lập công ty truyền thông thì Qúy khách sẽ phải tiến hành thực hiện theo các bước hướng dẫn dưới đây, cụ thể:

Bước 1: Thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty

Để tiến hành thành lập công ty thì Qúy khách tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập gồm giấy tờ như:

– Đơn đăng ký thành lập công ty;

– Điều lệ công ty

– Danh sách thành viên công ty;

– Bản sao chứng minh thư, thẻ căn cước của các thành viên công ty/chủ sở hữu công ty;

– Bản sao quyết định thành lập và biên bản cuộc họp thành lập công ty;

– Văn bản ủy quyền (Trong trường hợp ủy quyền thực hiện).

Hồ sơ được chuẩn bị thành 01 bộ và nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh.

Sau 3 ngày làm việc, nếu hồ sơ của Qúy khách hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp.

Bước 2: Khắc dấu công ty

Khi Qúy khách đã nhận được giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp thì sẽ cầm theo giấy chứng nhận đến cơ sở có đủ điều kiện khắc dấu được pháp luật thừa nhận để lựa chọn mẫu dấu cho công ty.

Sau đó gửi bản sao mẫu con dấu của công ty đến Phòng đăng ký kinh doanh để thông báo và được công bố thông tin trên website chính thức về Đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Hoàn thành các nghĩa vụ với cơ quan thuế

– Tiến hành thực hiện việc kê khai thuế theo quy định

– Đóng đầy đủ các loại thuế

– Nộp lệ phí môn bài và thực hiện các thủ tục khác theo hướng dẫn.

Bước 4: Xin cấp phép hoạt động đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Trong trường hợp Qúy khách đăng ký kinh doanh các ngành nghề thuộc danh mục kinh doanh có điều kiện được pháp luật Doanh nghiệp quy định thì ngoài thực hiện các thủ tục thành lập nói trên, Qúy khách cần phải xin giấy phép hoạt động.

Như vậy, đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì bắt buộc phải làm hồ sơ để xin cấp giấy phép hoạt động thì mới có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh trên thực tế.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Lưu ý thành lâp công ty truyền thông. Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến TBT Việt Nam theo số tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6560.

->>>>>>> Tham khảo thêm : thủ tục thành lập công ty tnhh

5/5 - (5 bình chọn)