Logo công ty có cần đăng ký không?

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 12/05/2023 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 87 Lượt xem
5/5 - (13 bình chọn)

Logo công ty là hình ảnh đại diện cho công ty xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, quảng cáo, trên các bảng hiệu, giấy tờ, thậm chí cả hóa đơn, văn bản nội bộ của công ty. Vậy Logo công ty có cần đăng ký không? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi bài viết để có thêm thông tin hữu ích.

Logo là gì?

Logo (viết tắt của từ Logotype) hay biểu tượng thương hiệu, là một thiết kế đồ họa, ký hiệu, hoặc biểu tượng (icon) cho một thương hiệu hoặc nhãn hiệu cụ thể nào đó. Đó là một sản phẩm thiết kế trực quan và được cấu thành bởi hình hoặc chữ, đôi khi bao gồm cả chữ và hình. Nhìn chung, logo được xem là một dấu ấn nhận diện của mỗi doanh nghiệp.

Logo không đơn thuần là biểu tượng của một doanh nghiệp mà còn ẩn chứa những thông điệp mà họ muốn chia sẻ đến người dùng. Mỗi logo đều là sự hoà trộn của các bản sắc khác nhau làm nền tảng cho sự phát triển và ghi dấu ấn với mọi người.

Bên cạnh đó còn có vô vàn các logo ý nghĩa khác đang là hình đại diện cho nhiều doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực. Thực tế, đây là yếu tố cần thiết hàng đầu nếu bạn muốn phát triển công việc kinh doanh của mình ra thị trường tiêu dùng.

Logo công ty có cần đăng ký không?

Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định một trong những nghĩa vụ của doanh nghiệp là phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Điều kiện về tên của doanh nghiệp phải tuân thủ quy định tại Điều 31 đến Điều 34 của Luật doanh nghiệp;

– Điều kiện về ngành, nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp không thuộc những ngành nghề mà pháp luật cấm kinh doanh;

– Điều kiện về vốn thành lập doanh nghiệp, vốn điều lệ và vốn pháp định phải tuân theo yêu cầu của luật;

– Điều kiện về các thành viên/cổ động tham gia thành lập doanh nghiệp;

– Điều kiện về trụ sở của doanh nghiệp phải đáp ứng các thông tin về trụ sở theo quy định của Luật doanh nghiệp

Như vậy trong các điều kiện hoạt động của doanh nghiệp, không có điều kiện nào đề cập đến nội dung buộc doanh nghiệp phải đăng ký quyền sở hữu trí tuệ nói chung hoặc đăng ký logo/nhãn hiệu thì mới được hoạt động.

Song khi ra thị trường hoạt động kinh doanh, hơn ai hết chủ doanh nghiệp thấy rõ Logo, nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường phát triển, với sự ra đời của hàng loạt các nhãn hàng, thương hiệu. Các hoạt động giả mạo, cạnh tranh không lành mạnh xảy ra thường xuyên, nếu doanh nghiệp không sở hữu cho mình một dấu hiệu nhận biết riêng, thì khả năng doanh nghiệp phải chịu rủi ro pháp lý là điều khó tránh khỏi.

Hơn thế nữa, tình trạng pháp lý đối với quyền sở hữu nhãn hiệu của công ty có thể rơi vào trầm trọng nếu nhãn hiệu doanh nghiệp đang kinh doanh bị đối thủ đăng ký logo nhãn hiệu đó trước thì họ đương nhiên sở hữu độc quyền với logo và nhãn hiệu đó. Khi đó, họ có thể có quyền cấm doanh nghiệp sử dụng. Như vậy mọi công sức, chi phí, kế hoạch xây dựng thương hiệu, các hoạt động marketing, quảng cáo cho doanh nghiệp của doanh nghiệp coi như đổ sông đổ biển.

Từ những phân tích trên chúng ta thấy rõ Logo độc quyền hay nhãn hiệu có chức năng pháp lý chính là để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của những cá nhân, tổ chức khác nhau. Do đó thủ tục đăng ký nhãn hiệu là thủ tục không bắt buộc. Dù vậy nếu doanh nghiệp muốn tạo dựng một công cụ hỗ trợ, gia tăng giá trị thương hiệu trong quá trình kinh doanh, sản xuất thì đăng ký nhãn hiệu là thủ tục cần thiết phải thực hiện.

Tra cứu logo công ty

– Tra cứu cơ bản: Tất cả các nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc bị cơ quan có thẩm quyền từ chối đều được công bố tại website tại thư viện số của Cục sở hữu trí tuệ có địa chỉ: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

Việc tra cứu nhãn hiệu theo hình thức sơ bộ là hoàn toàn miễn phí, tuy nhiên việc tra cứu chỉ mang tính chất tham khảo và kết quả chỉ chính xác được từ 40-50% do dữ liệu trực tuyến của Cục sở hữu trí tuệ sẽ không được áp dụng đầy đủ theo thời gian nộp đơn.

– Tra cứu chuyên sâu: Đối với những nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn cao, khó phân biệt thì công cụ tra cứu sơ bộ gần như trở nên vô nghĩa. Khi đó, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần tham khảo ý kiến của chuyên gia, hoặc sử dụng dịch vụ tra cứu chuyên sâu hay tra cứu trực tiếp từ hệ thống của Cục sở hữu trí tuệ, việc tra cứu là mất phí song mức độ chính xác lên đến 90-95%.

Đăng ký logo công ty dưới hình thức nào?

Thủ tục đăng ký bảo hộ logo, bảo hộ nhãn hiệu nhằm mục đích xác lập quyền sở hữu độc quyền đối với logo của doanh nghiệp. Có 2 hình thức đăng ký bảo hộ logo như sau:

Đăng ký logo dưới dạng bản quyền tác giả- Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng:

Nếu doanh nghiệp lựa chọn đăng ký bảo hộ cho logo dưới hình thức bảo hộ quyền tác giả- thì Logo công ty được xem xét dưới dạng Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Đối với hình thức thể hiện logo, hay còn gọi là logo bản quyền tác giả- Quyền tác giải phát sinh tự động vào thời điểm tác giả sáng tạo ra tác phẩm Logo mà không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký hay không đăng ký.

Tuy nhiên, tác phẩm logo bản quyền tác giả chỉ được bảo hộ về mặt hình thức về bố cục, đường nét, màu sắc mà không bảo hộ độc quyền về mặt nội dung bản chất của logo. Như vậy, chỉ cần có sự sáng tạo độc lập với logo có màu sắc, bố cục, đường nét khác thì logo đó cũng đã được bảo hộ tự động. Như vậy, việc đăng ký logo công ty dưới dạng bản quyền tác giả- tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là một thủ tục cần thiết nhưng không mang ý nghĩa nhiều trong hoạt động thương mại, độc quyền.

Đăng ký logo dưới dạng nhãn hiệu độc quyền:

Quyền đối với nhãn hiệu phát sinh thông qua thủ tục đăng ký và được cấp quyền sở hữu bởi Cục Sở hữu trí tuệ. Không giống như quyền đối với logo mỹ thuật ứng dụng chỉ cần đảm bảo tính nguyên gốc và sáng tạo độc lập; Nhãn hiệu sau khi nộp đơn trải qua quy trình thẩm định chặt chẽ từ hình thức đến nội dung. Chủ sở hữu một nhãn hiệu được bảo hộ được chiếm độc quyền sử dụng, định đoạt logo đó cho lĩnh vực bảo hộ. Đây là công cụ pháp lý mạnh mẽ trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp, đặc biệt là các hoạt động thương mại.

Như vậy, nếu muốn độc quyền logo cho lĩnh vực hoạt động cụ thể, nên lựa chọn đăng ký nhãn hiệu như một thủ tục bắt buộc-nếu doanh nghiệp muốn giữ gìn và phát huy giá trị thương hiệu của mình.

Đăng ký logo ở đâu?

Thủ tục nộp đơn đăng ký logo công ty được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc Cục bản quyền tác giả. Việc thực hiện đăng ký tại đâu phụ thuộc vào việc công ty, cá nhân, tổ chức thực hiện Đăng ký bảo hộ logo dưới hình thức nào.

Hiện tại, các cá nhân, tổ chức có mong muốn bảo hộ nhãn hiệu, logo công ty có thể làm thủ tục trực tuyến hoặc thủ tục trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ và các văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh.

– Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam:

Địa chỉ: 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng:

Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh:

Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh

– Cục bản quyền tác giả theo hình thức đăng ký bản quyền tác giả tại địa chỉ sau

Hà Nội: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Đà Nẵng: Số 01 đường An Nhơn 7, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

Hồ Chí Minh: Số 170 đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh

Khi có nhu cầu đăng ký logo, quý khách hàng có thể truy cập vào website: https://luathoangphi.vn để tham khảo thông tin và yêu cầu sử dụng dịch vụ.

->>> Tham khảo thêm: Đăng ký bản quyền

->>> Tham khảo thêm: Đăng ký sáng chế

 

5/5 - (13 bình chọn)