Lập vi bằng là gì? Các bước lập vi bằng
Chắc hẳn không ít người đã nghe qua và biết đến lập vi bằng. Tuy nhiên lại khá mơ hồ và không hiểu rõ Lập vi bằng là gì? Các bước lập vi bằng như thế nào?
Để giải đáp cho những câu hỏi này kính mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết với chủ đề Lập vi bằng là gì? Các bước lập vi bằng? dưới đây.
Vi bằng là gì?
Điều 2 Nghị định Số: 08/2020/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại quy định: “Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;”
Theo đó, Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định.
Lập vi bằng là gì?
Có thể hiểu, Lập vi bằng là hoạt động do Thừa phát lại công nhận hay ghi chép lại đầy đủ, trung thực tất cả nội dung những sự việc quan trọng, hành vi được sử dụng làm bằng chứng tại những vụ việc liên quan đến xét xử hoặc là sự kiện mang tính pháp lý.
Ngoài việc mô tả lại sự việc thì lập vi bằng cũng đồng thời chỉ việc Thừa phát lại chủ động thu thập, ghi chép lại một cách đầy đủ và rõ nét các bằng chứng, tài liệu minh chứng sự việc trước pháp luật như ảnh chụp, băng ghi hình,… hoặc các tài liệu liên quan minh chứng khác.
Các bước lập vi bằng
Sau khi tìm hiểu về Lập vi bằng là gì? Sau đây chúng tôi cung cấp đến quý khách hàng các bước lập vi bằng.
Khi khách hàng có nhu cầu lập vi bằng có thể tham khảo thực hiện theo các bước lập vi bằng sau:
Bước 1: Yêu cầu lập vi bằng đến các Thừa phát lại
Khách hàng có nhu cầu lập vi bằng sẽ liên hệ với một văn phòng Thừa phát lại và được trao đổi cụ thể với thư ký nghiệp vụ tại văn phòng.
Ngay khi nhận được yêu cầu lập vi bằng của bạn thì Thừa phát lại sẽ đồng thời yêu cầu cung cấp thêm hoặc trao đổi trực tiếp các thông tin cụ thể liên quan đến sự việc.
Hai bên sẽ trao đổi các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình lập vi bằng. Sau khi bạn và Thừa phát lại đi đến kết luận chung là có thể lập vi bằng được thì Khách hàng sẽ điền thông tin vào phiếu yêu cầu lập vi bằng. Bên văn phòng Thừa phát lại sẽ kiểm tra tính hợp pháp của phiếu yêu cầu lập vi bằng.
Bước 2: Thỏa thuận về việc lập vi bằng
Khách hàng yêu cầu lập vi bằng phải thỏa thuận bằng văn bản với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng với các nội dung chủ yếu sau đây: Nội dung vi bằng cần lập; Địa điểm, thời gian lập vi bằng; Chi phí lập vi bằng; Các thỏa thuận khác (nếu có). Đồng thời nếu văn phòng thừa phát lại có yêu cầu tạm ứng chi phí lập vi bằng khách hàng cũng có thể thực hiện với văn phòng.
Việc thỏa thuận lập vi bằng sẽ được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Bước 3: Tiến hành lập vi bằng
Vi bằng sẽ được lập tại nơi theo như lúc thỏa thuận (tại văn phòng Thừa phát lại hoặc tại nơi mà khách hàng yêu cầu).
Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng một cách khách quan, trung thực và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.
Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng:
– Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ và tên Thừa phát lại lập vi bằng;
– Thời gian, địa điểm rõ ràng lập vi bằng;
– Người tham gia chứng kiến khác (nếu có);
– Họ và tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu lập vi bằng;
– Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
– Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực, khách quan của việc lập vi bằng;
– Chữ ký của Thừa phát lại lập vi bằng và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia chứng kiến khác (nếu có) và chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng.
Kèm theo vi bằng có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh liên quan khác.
Vi bằng được lập thành 03 bản chính: 01 bản cho người yêu cầu, 01 bản cho văn phòng thừa phát lại và 01 bản gửi lên Sở tư pháp trực thuộc để đăng ký (Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày lập).
Bước 4: Thanh lý thỏa thuận lập vi bằng
Trước khi bàn giao vi bằng, Khách hàng ký vào sổ bàn giao vi bằng và thanh lý thỏa thuận lập vi bằng.
Sau khi khách hàng thanh lý thỏa thuận xong bên văn phòng Thừa phát lại sẽ bàn giao 01 bản vi bằng chính cho khách hàng.
Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận được vi bằng, Sở tư pháp sẽ vào sổ đăng ký của Thừa phát lại. Trường hợp Sở tư pháp từ chối đăng ký nếu phát hiện thấy việc lập vi bằng không đúng thẩm quyền không thuộc phạm vi lập vi bằng sẽ được thông báo bằng văn bản cho văn phòng thừa phát lại.
Chi phí lập vi bằng
Chi phí lập vi bằng là khoản thu mà khách hàng là người yêu cầu có nghĩa vụ phải thanh toán cho Thừa phát lại. Phần chi phí này Nhà nước không có quy định cụ thể mà thường được thỏa thuận trực tiếp giữa Thừa phát lại và đương sự. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn quản lý bằng cách đưa ra mức khung trần chi phí có thể thu của công dân đối với từng công việc cụ thể.
Thừa phát lại cũng có thể thỏa thuận thêm với đương sự để đương sự hỗ trợ thanh toán các chi phí như đi lại, vận chuyển hồ sơ hoặc phí bồi dưỡng (nếu có) cho nhân chứng,…
Căn cứ theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 thì các Văn phòng Thừa phát lại có nhiệm vụ niêm yết công khai khung giá về chi phí lập vi bằng nói chung. Nếu chưa đưa ra mức giá cụ thể thì cần xác định rõ mức giá tối đa, mức giá tối thiểu và nguyên tắc tính để đương sự dễ dàng làm việc.
Trên đây, chúng tôi mang tới cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết liên quan tới Lập vi bằng là gì? Các bước lập vi bằng. Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn trực tuyến để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
->>>>>> Tham khảo thêm: Giấy phép lao động
>>>>>> Cùng tham khảo thêm bài viết: Văn phòng công chứng

Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng vay tài sản
Cập nhật: 07/03/2022

Dịch vụ Tư vấn soạn thảo hợp đồng lao động
Cập nhật: 07/03/2022

Visa lao động là gì? Điều kiện để cấp visa lao động cho người lao động nước ngoài
Cập nhật: 07/03/2022

Thủ tục xin giấy phép lao động cho giáo viên là người nước ngoài
Cập nhật: 07/03/2022

Chủ tịch hội đồng quản trị là người nước ngoài có cần xin giấy phép lao động?
Cập nhật: 07/03/2022

Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam có phải xin giấy phép lao động?
Cập nhật: 07/03/2022

Vốn điều lệ mở văn phòng công chứng?
Cập nhật: 07/03/2022

Miễn giấy phép lao động là gì? Trường hợp miễn giấy phép lao động
Cập nhật: 07/03/2022

Thủ tục gia hạn giấy phép lao động
Cập nhật: 07/03/2022

Thời hạn giấy phép lao động bao lâu?
Cập nhật: 07/03/2022

Điều kiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
Cập nhật: 07/03/2022

Trường hợp nào không phải xin giấy phép lao động?
Cập nhật: 07/03/2022

Danh sách bệnh viện đủ điều kiện khám sức khỏe xin giấy phép lao động
Cập nhật: 07/03/2022

Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cần những giấy tờ gì?
Cập nhật: 07/03/2022

Thủ tục xác nhận người nước ngoài không thuộc trường hợp cấp giấy phép lao động
Cập nhật: 07/03/2022

Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH như thế nào?
Cập nhật: 07/03/2022

Tạm ngừng kinh doanh có phải thông báo cơ quan thuế hay không?
Cập nhật: 07/03/2022

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm như thế nào?
Cập nhật: 07/03/2022

Thời gian tạm ngừng kinh doanh như thế nào?
Cập nhật: 07/03/2022

Mẫu quyết định thành lập chi nhánh công ty cổ phần
Cập nhật: 07/03/2022

Thành lập địa điểm kinh doanh có phải nộp thuế môn bài?
Cập nhật: 07/03/2022

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký thương hiệu sạc dự phòng như thế nào?
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký thương hiệu tỏi đen như thế nào ?
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký nhãn hiệu hàng thời trang
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 như thế nào?
Cập nhật: 07/03/2022

Cá nhân có được đăng ký nhãn hiệu hay không?
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký thương hiệu quán trà chanh
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký nhãn hiệu ATIS cho nhóm máy tập thể dục ngoài trời và trong nhà
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký nhãn hiệu FUJIANIKO cho nhóm sản phầm 04
Cập nhật: 07/03/2022