Làng lụa Vạn Phúc thuộc địa phương nào?

  • Tác giả: Vũ Thu Hà |
  • Cập nhật: 25/05/2022 |
  • Giáo dục |
  • 1082 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Nói đến làng dệt tơ lụa đẹp và nổi tiếng tại Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến cái tên làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông với những đường thêu chỉ và mẫu hoa văn tinh tế. Vậy Làng lụa Vạn Phúc thuộc địa phương nào?

Khách hàng quan tâm đến thông tin tìm hiểu về Làng lụa nổi tiếng vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu ích.

Làng lụa Vạn Phúc ở đâu?

Làng lụa Vạn Phúc chính là phần cô đặc nhất của Làng lụa Hà Đông xưa, vốn rất nổi tiếng và đã đi vào thơ ca nhạc họa như một nét đẹp văn hóa truyền thống. Đây là một trong những làng nghề lâu đời bậc nhất Việt Nam, nằm bên bờ sông Nhuệ, thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Làng lụa Vạn Phúc cách trung tâm Hà Nội hơn 10 km. Vốn tồn tại hơn một nghìn năm, làng là một trong những làng lụa dệt tơ tằm đẹp và nổi tiếng nhất Việt Nam. Từ trung tâm Hà Nội, bạn có thể tới làng lụa Vạn Phúc qua đường Nguyễn Trãi tới bưu điện Hà Đông thì rẽ phải, hoặc đi theo tuyến đường Lê Văn Lương – Tố Hữu. Mặc dù tại đây, quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, nhưng làng lụa Vạn Phúc vẫn ít nhiều giữ được vẻ đẹp cổ kính.

– Xưa kia, dân cư còn thưa thớt, các sản phẩm lụa chủ yếu làm ra ở Vạn Phúc nhưng thường được gọi là Lụa Hà Đông để có địa giới rộng hơn, người ta dễ biết đến. Ngày nay, quận Hà Đông chia nhiều khu vực khác nhau, nên cái tên Lụa Vạn Phúc được sử dụng phổ biến hơn để cụ thể hóa địa danh xuất xứ.

Làng lụa Vạn Phúc Hà Đông là 1 trong những làng nghề dệt lụa nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Đây là làng nghề dệt lụa truyền thống đã được công nhận là kỷ lục “Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất vẫn còn duy trì hoạt động đến ngày nay” do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã trao tặng. Hơn nữa, làng lụa Hà Đông cũng là 1 điểm đến hấp dẫn cả du khách trong và ngoài nước.

Làng lụa Vạn Phúc Hà Đông ra đời từ bao giờ?

Theo các thư tịch cổ, một số tài liệu và di vật cổ còn lưu giữ tại quận Hà Đông cho thấy, vùng đất này được tạo lập từ năm 865 sau Công nguyên, và nghề dệt đã ra đời cách đây hơn 1.000 năm, vào khoảng thế kỷ 13, tiền đề hình thành nên lịch sử làng lụa Hà Đông với phần lõi là Vạn Phúc.

– Trải qua các giai đoạn phát triển, lụa Hà Đông dần khẳng định danh tiếng, từng được chọn để may trang phục triều đình và đặc biệt được ưa chuộng dưới triều nhà Nguyễn, từ vua Khải Định đến vua Bảo Đại đều sai sứ thần ra tận làng lụa Hà Đông mua sa, mua gấm về dùng.

Làng lụa Vạn Phúc trước kia có tên gọi khác là Vạn Bảo. Do kị húy nhà Nguyễn nên làng đã được đổi tên thành Vạn Phúc. Năm 1931, lần đầu tiên lụa Vạn Phúc Hà Đông đã được quảng bá ra thị trường quốc tế tại hội chợ Marseille và đã được người Pháp đánh giá là 1 trong những dòng lụa tinh xảo, đẹp nhất của vùng Đông Dương. Đến năm 1958, tơ lụa Vạn Phúc đã được xuất sang những nước Đông Âu và cho đến nay lụa Hà Đông được ưa chuộng tại nhiều nước trên thế giới.

– Lụa Hà Đông được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại hội chợ Marseille (1931) và được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương. Từ 1958, lụa Hà Đông được xuất sang các nước Đông Âu. Từ 1990, mở rộng xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới.

Qua dòng thời gian, lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của nó. Và hiện nay, lụa Vạn Phúc đang đi đầu trong ngành dệt Việt Nam. Tơ lụa Vạn Phúc luôn được đánh giá là đẹp bền. Bởi hoa văn trên lụa đa dạng, trang trí cân xứng, đường nét thanh thoát, giản đơn mang đến sự dứt khoát, phóng khoáng cho người xem.

Nghề dệt ở làng lụa Vạn Phúc

Để làm nên những sản phẩm tơ lụa đặc sắc, người thợ ở làng lụa xưa nay đều phải thực hiện một quy trình sản xuất công phu bao gồm nhiều khâu như: tơ, hồ sợi, dệt, nhuộm, căng phơi… Ngay từ khâu tơ, người thợ không chỉ quấn sợi vào ống đơn thuần mà còn phải chọn sợi, đẽo sợi để đảm bảo sợi tơ có màu trắng, bóng nhẵn, không sùi lông, trị số tơ phải đều, sau đó mắc sợi, lựa chọn riêng sợi dọc, sợi ngang.

– Sợi sau khi tơ phải đem hồ. Việc hồ sợi chỉ thực hiện với loại sợi dọc và đòi hỏi kỹ thuật cao. Người thợ phải pha thêm sáp ong vào hồ để hồ sợi, đồng thời sử dụng bí quyết riêng để làm cho sợi sau khi hồ vừa dẻo, dai, bóng.

– Hồ tơ xong thì dùng khung cửi để dệt. Nếu dệt lụa trơn thì dùng 2 loại go thẳng và go vòng. Go thẳng để dệt lụa mỏng mịn, còn go vòng dệt lụa có chấm thủng. Dệt hoa cũng có thao tác như dệt trơn nhưng khác ở chỗ trước khi dệt cần phải vẽ trước kiểu hoa lên giấy. Thợ dệt đặt mẫu lên bàn khâu hoa rồi một người dệt chính, một người cài hoa phụ. Dân gian gọi dệt hoa là dệt kép để phân biệt với cách dệt đơn khi làm lụa trơn.

– Ở khâu nhuộm thì không phải loại nào cũng đem nhuộm mà có loại để trắng tinh khiết, ngả vàng ngà như lụa nõn. Có loại được nhuộm màu ngay từ khâu sợi như gấm, vóc nhưng có loại như lĩnh, the chỉ nhuộm khi đã dệt xong…

Người thợ làng lụa Vạn Phúc còn đòi hỏi phải khéo léo và điêu luyện, để hoàn thiện trang trí hoa văn trên lụa một cách tinh xảo. Họ sử dụng những đề tài trang trí từ nghệ thuật truyền thống rồi sáng tạo thêm để thích ứng với từng chất liệu dệt, như Ngũ Phúc (năm con dơi quanh chữ Thọ), Long Vân (rồng và mây), Thọ Đỉnh (lư hương và chữ Thọ), Quần Ngư Vọng Nguyệt (đàn cò trông trăng), Hoa Lộc (bông hoa trên chồi biếc)… và cho ra đời những sản phẩm đẹp mắt.

Với thương hiệu nổi tiếng và nghề truyền thống lâu đời, một chuyến du lịch làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) hứa hẹn sẽ mang lại nhiều điều thú vị . Đến đây, du khách vừa có dịp mua sắm các sản phẩm lụa chính hiệu, vừa được dịp quan sát quy trình làm ra tấm lụa của các nghệ nhân tài hoa.

5/5 - (5 bình chọn)