Làm sao để không phải đóng bảo hiểm xã hội năm 2020?
Bảo hiểm xã hội là chế độ an sinh xã hội đem lại nhiều lợi ích thiết thực với cả người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, các quy định pháp luật liên quan đến đóng bảo hiểm xã hội không phải ai cũng nắm được, dẫn đến những nhận thức, hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Hàng tháng, chưa kể đến phần trích đóng các loại bảo hiểm khác, người lao động trích 8% tiền lương đóng bảo hiểm xã hội, công ty trích 17% tương ứng tiền lương của người lao động đóng bảo hiểm.
Thực tế, không ít người lao động, người lao động không muốn đóng bảo hiểm xã hội để tiết kiệm chi phí. Do đó, vấn đề “ Làm sao để không phải đóng bảo hiểm xã hội?” được nhiều cá nhân, tổ chức đặt ra. Qua nội dung bài viết này, TBT Việt Nam sẽ làm rõ một số nội dung về đóng bảo hiểm xã hội, từ đó giúp Quý độc giả trả lời được cho câu hỏi trên.
>> Tham khảo: Bảo hiểm xã hội là gì? Các vấn đề liên quan bảo hiểm xã hội
1. Tại sao phải đóng bảo hiểm xã hội?
Người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bởi:
– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định tại điều 19 và điều 21 về trách nhiệm của người lao động, trách nhiệm của người sử dụng lao động là đóng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là hành vi vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm về hành chính hoặc hình sự tùy vào mức độ nghiêm trọng và hậu quả gây ra. Về mức phạt không đóng bảo hiểm xã hội chúng tôi sẽ làm rõ hơn tại phần (4) của bài viết.
– Đóng bảo hiểm xã hội là cơ sở để người lao động được hưởng các quyền lợi, chế độ bảo hiểm. Khi đóng bảo hiểm xã hội và đáp ứng được các điều kiện nhất định theo pháp luật bảo hiểm xã hội, người lao động, thân nhân của người lao động có thể được giải quyết các chế độ: ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất.
Khi thu nhập bị giảm sút, bị mất hoặc gánh nặng gia đình tăng lên do người lao động mất đi, cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội để bù đắp phần nào những giảm sút, mất mát ấy.
Ngoài ra, người sử dụng lao động thực hiện đúng chính sách về bảo hiểm xã hội nói riêng và bảo hiểm xã hội nói chung cho người lao động tạo ra sự thu hút trong tuyển dụng, phần nào giúp người lao động an tâm làm việc với năng suất, hiệu quả cao.
>> Tham khảo: Tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng quyền lợi gì?
2. Trường hợp nào không phải đóng bảo hiểm xã hội?
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, những chủ thể tham gia bảo hiểm xã hội gồm:
– Người lao động là công dân Việt Nam gồm: người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 tháng trở lên, cán bộ, công chức, viên chức, những người công tác trong lực lượng quân đội, công an, người quản lý, điều hành doanh nghiệp có hưởng lương, người hoạt động không chuyên trách ở xã phường,….
– Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp;
– Người sử dụng lao động tương ứng khi sử dụng những lao động trên.
Nếu không thuộc những trường hợp trên hoặc người lao động thuộc các trường hợp đang hưởng lương hưu hàng tháng, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định không phải tham gia bảo hiểm xã hội.
3. Có được cam kết không đóng bảo hiểm xã hội hay không?
Như đã nói trên đây, đóng bảo hiểm xã hội là trách nhiệm pháp luật đặt ra cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Do đó, không được thỏa thuận hay cam kết không đóng bảo hiểm xã hội. Hiện nay, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 chỉ quy định về các trường hợp tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, cụ thể trong các trường hợp:
– Người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất không quá 12 tháng.
Tuy nhiên, việc tạm dừng đóng này được bảo hiểm xã hội xem xét giải quyết khi có các căn cứ cụ thể về tình trạng khó khăn theo quy định.
– Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bị tạm giam thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm.
Tuy nhiên, Quý vị cần lưu ý, việc ngừng đóng bảo hiểm xã hội trong những trường hợp trên chỉ mang tính tạm thời, trong một khoảng thời gian nhất định và có phải đóng bù theo quy định.
>> Tham khảo: Trường hợp nào bị truy thu bảo hiểm xã hội
4. Mức phạt không đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?
Tùy vào mức độ, hành vi không đóng bảo hiểm xã hội có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Về xử phạt vi phạm hành chính: theo Điều 38 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP của Chính phủ thì:
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng với người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để không đóng bảo hiểm;
– Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm tại thời điểm lập biên bản nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng với người sử dụng lao động chậm đóng, đóng không đủ số người tham gia mà không phải trốn đóng;
– Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm tại thời điểm lập biên bản vi phạm nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội cho toàn bộ người lao động nhưng chưa đến mức hình sự;
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chưa đến mức hình sự.
Thứ hai: Về truy cứu trách nhiệm hình sự: theo Điều 216 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, người phạm tội trốn đóng bảo hiểm xã hội có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm, bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề, làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Trên đây là phần nội dung giúp các đơn vị sử dụng lao động giải đáp được thắc mắc: Làm sao để không phải đóng bảo hiểm xã hội? Trong quá trình tham khảo bài viết, nếu có băn khoăn, Quý vị có thể liên hệ Hotline 1900 6560 để được hỗ trợ.
>> Tham khảo: Hướng Dẫn Đăng Ký Bảo Hiểm Xã Hội Lần Đầu Qua Mạng

Trợ Cấp Mai Táng Phí Là Gì?
Cập nhật: 23/06/2020

Điều Kiện Hưởng Bảo Hiểm Xã Hội 1 Lần Mới Nhất Năm 2020
Cập nhật: 23/06/2020

Thời Điểm Hưởng Lương Hưu Mới Nhất Năm 2020
Cập nhật: 23/06/2020

Cách Tính Lương Hưu Hàng Tháng Mới Nhất Năm 2020
Cập nhật: 23/06/2020

Quyền Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Như Thế Nào?
Cập nhật: 23/06/2020

Loại hợp đồng nào không phải đóng bảo hiểm theo quy định năm 2020?
Cập nhật: 23/06/2020

Tất tần tật thông tin thẻ bảo hiểm y tế mới nhất năm 2020
Cập nhật: 23/06/2020

Quyền lợi bảo hiểm y tế mới nhất 2020 là gì?
Cập nhật: 23/06/2020

Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu theo quy định mới nhất năm 2020
Cập nhật: 23/06/2020

Mua bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm y tế tự nguyện năm 2020 ở đâu?
Cập nhật: 23/06/2020

Hướng dẫn tra cứu thông tin bảo hiểm y tế mới nhất năm 2020
Cập nhật: 23/06/2020

Hướng dẫn mua bảo hiểm y tế online theo quy định mới nhất năm 2020
Cập nhật: 23/06/2020

Thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bị mất năm 2020 như thế nào?
Cập nhật: 23/06/2020

Bảo hiểm y tế hộ gia đình và những thông tin mới nhất năm 2020
Cập nhật: 23/06/2020

Các thông tin mới nhất về bảo hiểm y tế năm 2020
Cập nhật: 23/06/2020

Tìm hiểu về bảo hiểm y tế tự nguyện theo quy định pháp luật mới nhất
Cập nhật: 23/06/2020

Thủ tục thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu mới nhất năm 2020
Cập nhật: 23/06/2020

Thông tuyến bảo hiểm y tế năm 2020 như thế nào?
Cập nhật: 23/06/2020

Thủ tục Đăng ký số điện thoại với cơ quan bảo hiểm xã hội năm 2020
Cập nhật: 23/06/2020

Thủ tục báo tăng bảo hiểm xã hội cho người đã có sổ năm 2020 thế nào?
Cập nhật: 23/06/2020

Phải làm gì khi không nhớ số sổ bảo hiểm xã hội theo quy định năm 2020?
Cập nhật: 23/06/2020

Năm 2020 nghỉ ốm trên 14 ngày có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Cập nhật: 23/06/2020

Làm gì khi đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu?
Cập nhật: 23/06/2020

Theo quy định năm 2020, phải làm gì khi công ty không trả sổ bảo hiểm?
Cập nhật: 23/06/2020

Điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2020 như thế nào?
Cập nhật: 23/06/2020

Xin giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội năm 2020 ở đâu?
Cập nhật: 23/06/2020

Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2020 như thế nào?
Cập nhật: 23/06/2020

Đóng bảo hiểm bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản năm 2020?
Cập nhật: 23/06/2020

Đóng bảo hiểm xã hội 6 tháng trước sinh mới được hưởng thai sản 2020?
Cập nhật: 23/06/2020

Thời gian nghỉ thai sản 2020 có được tính đóng bảo hiểm xã hội không?
Cập nhật: 23/06/2020

Số điện thoại tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2020
Cập nhật: 23/06/2020

Hướng dẫn tra cứu kết quả đóng bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2020
Cập nhật: 23/06/2020

Hồ sơ truy thu bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2020 theo quyết định 595
Cập nhật: 23/06/2020

Hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu mới nhất năm 2020 như thế nào?
Cập nhật: 23/06/2020

Hồ sơ chốt sổ bhxh (bảo hiểm xã hội) mới nhất năm 2020 gồm những gì?
Cập nhật: 23/06/2020

Theo quy định mới nhất 2020 đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được rút?
Cập nhật: 23/06/2020