Kỹ năng tư vấn pháp luật của luật sư

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 14/09/2022 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 123 Lượt xem
5/5 - (17 bình chọn)

Kỹ năng tư vấn pháp luật của luật sư, tư vấn bằng lời nói, bằng văn bản là một trong những kỹ năng rất cần thiết của luật sư. Bài viết sau đây sẽ giúp quý độc giả có cái nhìn rõ hơn về kỹ năng tư vấn cũng như quy trình các bước tư vấn pháp luật.

Luật sư là gì?

– Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).

– Chức năng xã hội của Luật sư bao gồm: Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Để trở thành Luật sư, bao gồm những điều kiện như sau:

– Có bằng cử nhân Luật

+ Cá nhân phải tốt nghiệp trường Luật, khoa Luật của trường Đại học.

+ Người có Bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư. Cơ sở đào tạo nghề luật sư bao gồm: Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp và cơ sở đào tạo nghề luật sư thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam.

– Tập sự hành nghề Luật sư

+ Ngoại trừ những người được miễn tập sự hành nghề Luật sư, người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề Luật sư được tập sự hành nghề tại tổ chức hành nghề Luật sư (công ty Luật, văn phòng Luật sư).

+ Người tập sự hành nghề luật sư đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư ở địa phương nơi có trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư mà mình tập sự và được Đoàn luật sư cấp Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư.

– Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư

+ Người tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư là người tập sự đã hoàn thành thời gian tập sự. Người được miễn tập sự hành nghề luật sư thì không phải tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

+ Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư được Hội đồng kiểm tra cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

– Cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư

Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.

Hồ sơ gồm có:

+ Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;

+ Phiếu lý lịch tư pháp;

+ Giấy chứng nhận sức khỏe;

+ Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật;

+ Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định của Luật luật sư.

Trước khi tìm hiểu về Kỹ năng tư vấn pháp luật của luật sư cần nắm được khái niệm luật sư như trên.

Kỹ năng tư vấn pháp luật của luật sư

Kỹ năng tư vấn pháp luật của luật sư là sự vận dụng kinh nghiệm, kiến thức của dịch vụ tư vấn luật trực tuyến chuyên nghiệp vào việc xây dựng mối quan hệ tin cậy, chuẩn mực và trao đổi thông tin để đưa ra giải pháp, giúp khách hàng quyết định được phương án hành động tốt nhất trước vấn đề pháp lý của họ.

Biểu hiện Kỹ năng tư vấn pháp luật của luật sư:

– Nhóm kỹ năng xây dựng mối quan hệ với khách hàng bao gồm:

+ Kỹ năng thể hiện tôn trọng khách hàng gồm các tiểu kỹ năng sau: Biết thể hiện coi trọng nhân cách của khách hàng; biết thể hiện tôn trọng quan điểm, quyết định của khách hàng.

+ Kỹ năng thể hiện trung thực với khách hàng gồm: Biết thể hiện sự rõ ràng, nghiêm túc cung cấp dịch vụ; biết thể hiện tôn trọng pháp luật với khách hàng; biết thể hiện tôn trọng sự thật khách quan; biết sử dụng biểu cảm phi ngôn ngữ, ngôn ngữ thể hiện sự trung thực.

+ Kỹ năng thể hiện sự tận tâm với khách hàng bao gồm: Biếu thể hiện luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng; biết thể hiện trách nhiệm trước công việ của khách hàng; biết thể hiện ý thức bảo vệ lợi ích của khách hàng; biết thể hiện thông cảm khó khăn của khách hàng.

– Nhóm kỹ năng thu thập thông tin trong tư vấn pháp luật

+ Kỹ năng đặt cây hỏi: Biết xác định đầy đủ nội dung câu hỏi; biêt sử dụng các loại câu hỏi hợp lý; biết sử dụng ngôn ngữ và biểu cảm phi ngôn ngữ khi đặt câu hỏi.

+ Kỹ năng lắng nghe khách hàng: Biết thu nhận, phân tích, đánh giá thông tin; biết ghi chép lại thông tin; biết quan sát tinh tế để hiểu tâm lý khách hàng; biết phản hồi bằng hành vi và ngôn ngữ.

+ Kỹ năng huy động các nguồn thông tin, tài liệu có liên quan đến vấn dề tư vấn: Biết kiểm tra, xem xét các tài liệu có liên quan đến sự việc; biết tìm các văn bản pháp luật tương ứng làm cơ sở giải quyết vấn đề; biết tham khảo thông tin hỗ trợ.

– Nhóm kỹ năng cung cấp giải pháp trong tư vấn pháp luật

+ Kỹ năng mô tả, phân tích và đánh giá thông tin: Biết mô tả toàn bộ sự việc; biết nêu các cơ sở pháp lý được sử dụng  để giải quyết sự việc; biết trình bày, phân tích các giải pháp; biết đưa ra lời khuyên và ý kiến cho khách hàng; biết hướng dẫn thực hiện giải pháp.

+ Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt thông tin: Biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp với trình độ, đặc điểm của khách hàng; biết sử dụng ngôn ngữ chính xác.

+ Kỹ năng sử dụng biểu cảm phi ngôn ngữ khi trình bày vấn đề: Biết sử dụng động tác biểu đạt thông tin; biết thể hiện ánh mắt; biết thể hiện tư thế, điệu bộ cử chỉ phù hợp với nội dung thông tin.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tư vấn pháp luật của luật sư

– Yếu tố chủ quan

Là yếu tố thuộc về đặc điểm cá nhân người luật sư, có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với kỹ năng tư vấn pháp luật của họ như thái độ, kinh nghiệm, kiến thức, khả năng giao tiếp, tính cách, khả năng làm chủ cảm xúc,…

– Yếu tố khách quan:

Sự vận dụng Kỹ năng tư vấn pháp luật của luật sư chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố từ điều kiện bên ngoài, được coi là yếu tố khách quan như môi trường xã hội, cơ chế quản lý, đặc điểm phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập, trình độ dân trí,…

->>>> Tham khảo thêm: Tư vấn luật hôn nhân gia đình

->>>> Tham khảo thêm: Tư vấn luật đất đai

->>>> Tham khảo thêm: Tư vấn luật lao động

->>>> Tham khảo thêm: Tư vấn luật doanh nghiệp

 

5/5 - (17 bình chọn)