KMnO4 là gì?

  • Tác giả: nam tran |
  • Cập nhật: 18/10/2021 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 269 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Có thể đối với nhiều người, việc nghe đến KMnO4 còn rất xa lạ, tuy nhiên trên thực tế thì đây là hợp chất được sử dụng rất phổ biến đối với nhà nông với cái tên gọi là khác thuốc tím.

Do đó, qua bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về KMnO4 là gì? Và những kiến thức khác liên quan đến KMnO4.

KMnO4 là gì?

KMnO4 hay còn được gọi là Kali Penmanganat, đây là một chất rắn vô cơ, không mùi, tan trong nước thì sẽ tạo thành dung dịch màu tím, được ứng dụng nhiều vào trong công nghiệp sát khuẩn, tẩy trùng và chủ yếu được ứng dụng nhiều nhất vào lĩnh vực y tế và thực phẩm.

Khi bay hơi thì KMnO4 sẽ tạo thành chất rắn, tinh thể có màu đen tím và hình lăng trụ lấp lánh. Đây là chất oxy hóa mạnh, sẽ bốc cháy, nếu kết hợp với các hợp chất khác thì sẽ phát nổ, ngoài ra nếu gặp nhiệt độ trên 200 độ C thì sẽ bị phân hủy.

Điều chế KMnO4 như thế nào?

Hiện nay phương pháp phổ biến nhất để điều chế thuốc tím đó là mangan dioxide và kali hydroxit thu được trong quặng được đun nóng trong không khí hoặc trộn với kali nitrat (cung cấp oxy) để tạo ra kali manganate, sau đó được điện phân với chất oxy hóa trong dung dịch kiềm.

Ngoài ra, KMnO4 có thể được tạo ra bởi phản ứng của ion Mn với chất oxy hóa mạnh như PbO2 hoặc NaBiO3. Phản ứng này cũng được sử dụng để kiểm tra sự hiện diện của các ion Mn vì màu sắc của thuốc tím là rất quan trọng.

Ứng dụng KMnO4

Về ứng dụng của thuốc tím KMnO4 thì hiện nay thuốc tím được sử dụng nhiều trong đời sống và các lĩnh vực khác, như:

– Dùng để khử trùng sát khuẩn các vết thương, điều trị các vết sưng mủ, phồng rộp, rỉ nước, điều trị bệnh nấm tay chân và các bệnh ngoài da khác theo sự chỉ dẫn của bác sĩ…

– Thuốc tím được dùng để tẩy màu dên vải dệt, tẩy trắng quần áo.

– Thuốc tím được các nhà sinh học dùng để nghiên cứu về tác dụng chữa trị, điều trị các vết thương bị nhiễm trùng có tiềm ẩn vi khuẩn, viêm loét da cở cá.

– Tiêu diệt các loại tảo

– Dùng để giải độc nước trong ao hồ nhằm phục vụ cho quá trình nuôi trồng thủy sản.

– Dùng làm chất hấp thụ khí gas, chống nhiễm trùng nước

– Dùng làm chất oxy hóa của đường saccharin, vitamin C…

– Làm chất bay màu của tinh bột, vải dệt…

– Dùng để rửa các loại rau, củ, quả, trái cây tươi sống bằng cách pha loãng với nước

Ngoài ra, thuốc tím còn được sử dụng trong phòng thí nghiệm với vai trò là một chất oxy hóa mạnh, được dùng làm chất oxi hóa trong học học hữu cơ và hóa học vô cơ, hay dùng để định lượng nhiều chất trong hóa học phân tích.

Còn trong y học, thuốc tím có thể dùng để rửa dạ dày, hủy chất độc, trị liệu đối với các trường hợp ngộ độc chloral hydrat, barbituric, alcaloid; điều trị các bệnh về ngứa lá han, viêm nhiễm âm đạo, thụt rửa bàng quang dạ dày, viêm da eczema, nấm biểu bì…theo sự chỉ đạo của bác sĩ điều trị.

Cách sử dụng thuốc tím để đảm bảo nguồn nước

1/ Trong nuôi trồng thủy sản

– Thuốc tím thương mại thường tồn tại ở dạng tinh thể hoặc bột, do đó, người dùng cần phải hoà tan hoàn toàn vào nước trước khi cho xuống ao. Sau khi nước ao chứa thuốc tím, hàm lượng PO3 trong nước sẽ hạ xuống, do đó cần bón phân.

– Tùy vào lượng hợp chất hữu cơ có trong nước mà người dùng cân đối liều lượng thuốc tím sao cho phù hợp. Nếu không lượng thuốc sẽ phản ứng với chất hữu cơ, trở nên trung tính và không đủ độc lực tiêu diệt mầm bệnh.

– Khi bắt đầu nên sử dụng 2mg/l, nước sẽ chuyển từ màu tím sang hồng trong khoảng 8 -12 giờ, nghĩa là lượng thuốc tím sử dụng đã đủ không cần tăng thêm.

– Nếu trong 12 giờ sau khi xử lý màu nước chuyển sang màu nâu, tức là chưa đủ liều, do đó cần thêm 1 – 2mg/l thuốc tím nữa.

– Nên sử dụng thuốc tím vào sáng sớm để có thể quan sát sự chuyển màu của dễ dàng từ 8 – 12 giờ.

– Có thể sử dụng thuốc tím để tắm cho cá trong 30 phút với nồng độ 10 mg/l. Khi sử dụng cách này, cần đặc biệt chú ý đến những thay đổi của cá để kịp thời xử lý những dấu hiệu bất thường, ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Đây là biện pháp được dùng nhiều với các ao nuôi đất.

– Sau khi tắm với thuốc tím xong, cá cần được ngâm trong dung dịch nước muối nồng độ 0.02-1% vài ngày hoặc 1 tuần, tùy từng loại cá. Phương pháp này rất hiệu quả trong việc điều trị các bệnh do Columnaris gây ra.

2/ Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày

– Thuốc tím được dùng để khử mùi và tạo vị nước: liều lượng tối đa 20mg/l

– Ở liều lượng 2-4 mg/l, thuốc tím có khả năng diệt khuẩn.

– Từ 50 mg/l, nó có khả năng diệt virus.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc tím

– Khi sử dụng cần phải tính toán chính xác lượng nước trong ao để tránh lãng phí trong khi vẫn đủ độc lực để tiêu diệt mầm bệnh.

– Sau khi sử dụng, nếu còn thừa thì phải bảo quản thuốc tím ở nơi kín đáo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào vì đây là loại chất oxy hóa mạnh.

– Có thể diệt tảo trong ao bằng cách ngăn cản quá trình quang hóa. Tuy nhiên, xác tảo chết lại gây ra hiện tượng thiếu oxy. Do đó, sau khi sử dụng thuốc tím, cần tăng cường bật quạt nước liên tục để ổn định nồng độ oxy trong nước, tránh việc thiếu không khí làm tôm, cá,… bị ngạt và tử vong.

– Dùng thuốc tím chung với một số loại thuốc sát trùng khác như formaline, oxy già…

– Quá trình xử lý với thuốc tím có thể ảnh hưởng đến thủy sản, vì vậy khoảng cách giữa 2 lần sử dụng thuốc tím nên cách nhau ít nhất là 4 ngày, lưu ý thường xuyên theo dõi sức khỏe của tôm, cá,….

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về KMnO4 là gì? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.

5/5 - (5 bình chọn)