Kiểu dáng công nghiệp là gì?

  • Tác giả: Phương Thảo |
  • Cập nhật: 27/03/2024 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 722 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Trên thị trường hiện nay có vô vàn các sản phẩm, các thương hiệu cạnh tranh lẫn nhau, vì lẽ đó để tránh nhầm lẫn giữa các sản phẩm, các nhà sản xuất không những tạo ra sự khác biệt riêng qua nhãn hiệu mà còn qua kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm.

Kiểu dáng công nghiệp là sản phẩm trí tuệ tạo nên, có tính riêng, khác biệt với các kiểu dáng khác đang có trên thị trường, thì việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp với cơ quan có thẩm quyền là điều vô cùng cần thiết.

Để hiểu rõ hơn kiểu dáng công nghiệp là gì ? Những ví dụ điển hình kiểu dáng công nghiệp? Người nào có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp? Nơi người có thẩm quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại đâu? Quý khách hàng có thể theo dõi bài viết của chúng tôi dưới đây.

Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Kiểu dáng công nghiệp là các yếu tố cấu thành nên hình dáng bên ngoài của sản phẩm bao gồm hình khối, hình vẽ, đường nét, màu sắc. Kiểu dáng công nghiệp có thể bao gồm các yếu tố riêng lẻ đó hoặc sự chung hòa của các yếu tố tạo nên.

Kiểu dáng công nghiệp là sản phẩm trí tuệ của cá nhân, tổ chức được tạo ra sau quá trình, nghiên cứu, tìm tòi khám phá chúng phải đảm bảo các yêu cầu về tính mới với sản phẩm đã được công bố, tính sáng tạo và tính ứng dụng trong hoạt động công nghiệp.

Hình dáng bên ngoài của sản phẩm phải được nhận biết, phân biệt kiểu dáng này với kiểu giác khác bằng các giác quan thông thường bằng mắt, bằng tay… sau đó mới có thể tiến hành việc kiểm nghiệm điều kiện để bảo hộ.

Các sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp có thể được sử dụng, ứng dụng làm khuôn mẫu để sản xuất các thiết bị, đồ vật, dụng cụ… trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống.

Các hình dáng của tác phẩm mỹ thuật, hình ảnh, tranh vẽ, hình ảnh bên ngoài của công trình xây dựng không được xem là kiểu dáng công nghiệp.

Ví dụ về kiểu dáng công nghiệp

Các sản phẩm về kiểu dáng công nghiệp phải được xác định hình khối, là khuôn mẫu có thể áp dụng để sản xuất hàng loạt các sản phẩm giống nhau trong công nghiệp.

Dưới đây tôi xin liệt kê một số ví dụ điển hình về kiểu dáng công nghiệp để quý khách hàng có thể có cái nhìn trân thật hơn về kiểu dáng công nghiệp là gì như sau:

Kiểu dáng về chai lọ, bát đĩa ví dụ thương hiệu lớn: kiểu dáng chai nước của LaVie, Coca, Pesi, Dasani, Fanta…

Kiểu dáng của các dòng xe oto, xe máy: Lead, SH mode, Exciter, Honday Way, Audi, BMW,…

Kiểu dáng của các vật dụng sinh hoạt như nồi cơm điện, bàn ghế, tủ lạnh, giường, chiếu: tủ lạnh Toshiba, Panasonic, nồi cơm Hasuka, Sunhouse…

Mỗi thương hiệu do nhà sản suất khác nhau sẽ tạo ra kiểu dáng công nghiệp khác biệt so với các sản phẩm đã có trên thị trường, cùng với nhãn hiệu của thương hiệu sẽ là yếu tố để người tiêu dùng có thể dễ dàng phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác.

Những yếu tố không được coi là kiểu dáng công nghiệp: ví dụ hình dáng của chiếc ốc, hình dáng của chiếc lò so, hình dáng của động cơ xe máy,…

Quyền nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Những chủ thể sau đây có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:

+ Cá nhân, tập thể hay còn gọi là tác giả của kiểu dáng công nghiệp, bằng công sức, chi phí vốn có của mình tạo ra kiểu dáng công nghiệp, có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

+ Cá nhân, tổ chức thuê hoặc giao việc cho người khác tạo nên kiểu dáng công nghiệp, bằng chi phí, bằng thiết bị, yếu tố vật chất khác của họ tạo nên.

+ Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng nhau tạo ra, đầu tư tạo ra kiểu dáng công nghiệp, thì tất cả các chủ thể đó có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp, nếu nhận được sự đồng ý của tất cả những chủ thể có quyền đăng ký đó.

+ Cá nhân có quyền thừa kế với kiểu dáng công nghiệp đã được người có quyền đăng ký chuyển giao cho dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.

+ Các cá nhân có thể ủy quyền cho người khác thực hiện nộp đơn cho cơ quan có thẩm quyền, việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, có xác nhận hợp pháp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Với trường hợp là tổ chức sở hữu kiểu dáng dáng công nghiệp thì người nộp đơn là người đại diện hợp pháp của tổ chức.

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam có thể lựa chọn nộp đơn trực tiếp, hoặc thống qua người đại diện hợp pháp tại Việt Nam. Với cá nhân không thường trú tại Việt Nam việc nộp đơn bắt buộc thông qua người đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

Nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp ở đâu?

Những chủ thể có thẩm quyền nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp sau khi đã chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm có đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong đó có các loại giấy tờ tờ khai đăng ký, tài liệu, mẫu vật  kiểu dáng công nghiệp, giấy ủy quyền trường hợp nộp thông qua người đại điện, tài liệu chứng minh quyền đăng ký, bản sao giấy tờ đã nộp phí lệ phí.

Sau đó các chủ thể có thể lựa chọn các thức đến trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ về đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo các địa điểm như sau:

Trụ sở chính Cục sở hữu trí tuệ đặt tại Hà Nội theo địa chỉ số  384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, theo địa chỉ  135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, theo địa chỉ số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Hoặc các chủ thể có quyền nộp đơn có thể gửi hồ sơ đã chuẩn bị đến những địa chỉ chúng tôi đã nêu trên thông qua đường bưu điện. Sau đó tiền hành nộp phí, lệ phí trực tiếp cho Cục, hoặc qua hình thức chuyển khoản.

Hiện nay trên cổng thông tin của Cục sở hữu trí tuệ đã đề cập, hướng dẫn cách đăng ký trực tuyến thông qua cổng thông tin điện tử dịch vụ công của Cục sở hữu trí tuệ,  tuy nhiên đây chỉ là hướng dẫn, chưa được triển khai, ứng dụng trong thực tế, do đó các chủ thể có thể tìm hiểu hình thức này trước, nếu được ứng dụng trong thực tế có thể được thực hiện một cách dễ dàng, tiện lợi hơn.

Nếu còn những thắc mắc về kiểu dáng công nghiệp là gì? Quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi thông qua TBT Việt Nam 19006560, chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận, và giải đáp mọi băn khoăn của quý vị.

5/5 - (5 bình chọn)