Không có hộ khẩu Hà Nội có được thành lập doanh nghiệp không?

  • Tác giả: Ngọc Lan |
  • Cập nhật: 27/03/2024 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 455 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Trong sự nghiệp cách mạng gần một thập kỷ, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, thành phố Hà Nội không ngừng phát triển kinh tế, xã hội góp phần đẩy mạnh kinh tế chung của cả nước. Là trung tâm kinh tế ở khu vực phía bắc, giao thông thuận lợi nên nhiều cá nhân, tổ chức có ý tưởng kinh doanh và muốn thành lập doanh nghiệp.

Hiện nay, có nhiều khách hàng thắc mắc thành lập doanh nghiệp ở Hà Nội cần phải chuẩn bị những thủ tục gì, không có hộ khẩu Hà Nội có được thành lập doanh nghiệp không. Nhằm hỗ trợ tư vấn và cung cấp dịch vụ TBT Việt Nam xin chia sẻ bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý khi thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội

Căn cứ pháp lý:

– Luật đầu tư năm 2014

– Luật Doanh nghiệp năm 2014

– Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

Pháp luật quy định những điều kiện gì khi thành lập công ty

Để làm rõ câu hỏi không có hộ khẩu Hà Nội có được thành lập doanh nghiệp không, TBT Việt Nam xin cung cấp một số điều kiện khi thành lập công ty như sau:

Về chủ thể thành lập doanh nghiệp:

Cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:

“ 2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.”

Về loại hình doanh nghiệp:

Cá nhan, tổ chức có thể lựa chọn các loại hình doanh nghiệp sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (công ty TNHH 1 thành viên ); công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên (công ty TNHH 2 thành viên ); công ty cổ phần (CTCP).

Về tên doanh nghiệp:

Tên phải chứa đầy đủ hai thành tố đó là loại hình doanh nghiệp và tên riêng, lưu ý tên không được trùng, tương tự với các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó, nếu doanh nghiệp vẫn cố tình đặt sẽ không được Sở kế hoạch đầu tư chấp thuận.

Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp và phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Về địa chỉ doanh nghiệp:

Phải có địa chỉ rõ ràng thuộc lãnh thổ Việt Nam, gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

 Về con dấu của doanh nghiệp:

 Về hình thức, số lượng và nội dung con dấu doanh nghiệp có thể toàn quyền quyết định, nội dung con dấu phải thể hiện tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. Trong điều lệ công ty sẽ phải quy định rõ việc quản lý, sử dụng vả lưu giữ con dấu.

Như vậy pháp luật không quy định bắt buộc về hộ khẩu khi thành lập công ty tại Hà Nội. Do đó cá nhân có hộ khẩu ở tỉnh thành khác vẫn có quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội.

Một số lưu ý khi thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội

Trong quá trình làm thủ tục phải cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác theo chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu khi cá nhân thành lập công ty tại Hà Nội.

Phải tìm hiểu kỹ loại hình doanh nghiệp, cách đặt tên công ty, lựa chọn địa chỉ, làm con dấu… để tránh trường hợp xảy ra sai sót, tốn thời gian công sức và tiền bạc.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có trách nhiệm, trung thực, không lợi dụng chức vụ quyền hạn để thu lợi nhuận riêng.

Khi đã hoàn thành hồ sơ thành lập công ty thì phải nộp hồ sơ đúng nơi, hồ sơ cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như: giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, điều lệ công ty, danh sách cổ đông hoặc thành viên trong công ty và một số giấy tờ liên quan theo quy định của pháp luật.

Trên đây là một số giải đáp liên quan đến vấn đề không có hộ khẩu Hà Nội có được thành lập doanh nghiệp không. Nếu Quý khách hàng chưa thực sự nắm rõ về thủ tục pháp lý và muốn tìm hiểu thêm hãy liên hệ với TBT Việt Nam qua Tổng đài 1900 6560.

 

5/5 - (5 bình chọn)