Jd là gì? Jd viết tắt từ từ gì? Quy trình xây dựng 1 jd

  • Tác giả: Cẩm Tú |
  • Cập nhật: 19/08/2021 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 628 Lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

JD thường được sử dụng trong lĩnh vực nhân sự, để tuyển dụng ứng viên. Đây là bản mô tả công việc được nhà tuyển dụng xây dựng, để tìm kiếm ứng viên theo vị trí công việc của đơn vị đang có nhu cầu.

Với mong muốn đồng hành cùng Quý vị trên con đường sự nghiệp, tìm kiếm công việc phù hợp để đi đến thành công, Công ty tư vấn TBT Việt Nam xin chia sẻ đến Quý vị những thông tin hữu ích về JD cũng như quy trình để xây dựng 1 JD.

>> Tham khảo: Chỉ Số BMI Là Gì? Những Vấn Đề Liên Quan Chỉ Số BMI

Jd là gì? Jd viết tắt từ từ gì?

JD một thuật ngữ xuất hiện rất nhiều trên các trang thông tin, diễn đàn liên quan đến việc làm. Trong đó cụm từ “JD” được cả 2 bên nhà tuyển dụng và ứng viên quan tâm và chú ý. Vậy JD là gì?

JD có thể hiểu đơn giản chính là một bản mô tả các công việc cần làm, kỹ năng cần có và nhiệm vụ, chức năng, quyền lợi,…mà bên tuyển dụng đề ra dành cho ứng viên, khi ứng tuyển vào một vị trí công việc nào đó.

JD là viết tắt của từ Job Description, có nghĩa dịch ra tiếng Việt là bản mô tả công việc. JD sẽ khái quát chung tất cả các thông tin cần có để ứng viên nắm bắt được công việc cần làm, xem bản thân có đáp ứng hay phù hợp với những yêu cầu của nhà tuyển dụng hay không.

JD là một trong những yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên, thu hút nhân tài cho công ty.

Nội dung cần có của 1 jd gồm những gì?

Thông qua JD, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận ứng viên và theo dõi được chất lượng, hiệu quả công việc cũng như hoạch định các kế hoạch liên quan trong quá trình tuyển dụng. Giúp cho ứng viên hình dung ra được công việc mình sẽ ứng tuyển, tránh mất thời gian của 2 bên.

Tùy theo từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể mà 1 JD sẽ có nội dung khác nhau và yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên, thông thường trong 1 JD sẽ có những nội dung sau đây:

1/ Vị trí công việc

Nhà tuyển dụng cần nêu thông tin vị trí tuyển dụng, cụ thể tên vị trí công việc. Tại phần này, bên tuyển dụng cần căn cứ vào vị trí mà công ty đang thiếu nhân lực để tuyển dụng.

Tên chức danh công việc ghi ngắn gọn, rõ ràng và cho biết chức danh vị trí này nằm trong khuôn khổ quản lý của bộ phận nào trong công ty.

Ví dụ: Nhân viên thiết kế- Phòng Thiết kế đồ họa.

2/ Thông tin của nhà tuyển dụng

Phần này sẽ mô tả những thông tin cơ bản nhất về công ty, qua đó ứng viên sẽ có thể tìm hiểu thông tin của công ty qua internet, để hình dung được mình đang ứng tuyển cho công ty nào, quy mô ra sao, văn hóa doanh nghiệp có phù hợp. Thông tin cần nêu trong mục này gồm có:

+ Tên cơ quan, đơn vị, tổ chức: ghi tên đầy đủ hoặc ghi tên viết tắt nếu tên công ty quá dài;

+ Địa chỉ trụ sở/ địa điểm làm việc

+ Có thể đưa website công ty vào JD, để bên ứng viên nắm được một số thông tin liên quan đến nhà tuyển dụng.

>> Tham khảo: ETC là gì? ETC là viết tắt của từ gì?

3/ Mô tả về công việc

Đây là phần quan trọng tâm nhất, trong phần này cần bao quát được toàn bộ công việc sẽ làm trong thời gian bao lâu, cách thức thực hiện nghiệp vụ.

+ Công việc cụ thể

+ Thời gian làm việc

+ Quyền hạn vị trí công việc

+ Trách nhiệm khi thực hiện công việc (mục này cần lưu ý ứng viên, vì có ảnh hưởng lớn đến chất lượng làm việc của cả một tập thể cũng như công ty).

4/ Chế độ đãi ngộ

+ Mức lương (lương cơ bản, phụ cấp)

+ Thưởng

+ Tiền hỗ trợ khác

+ Bảo hiểm xã hội

+ Các chế độ quyền lợi khác: sinh nhật, du lịch, nghỉ lễ,…

Chế độ đãi ngộ là vấn đề mà mọi ứng viên đều quan tâm khi tìm việc làm, nếu 1 JD không nêu rõ quyền lợi (vì lý do chủ quan hay khách quan từ phía nhà tuyển dụng), thì ứng viên có thể sẽ băn khoăn hay lựa chọn đơn vị khác có mức lương rõ ràng.

Vì vậy, khi đăng tin tuyển dụng nhà tuyển dụng nên làm nổi bật phần chế độ, quyền lợi của công ty để thu hút hơn nữa người ứng tuyển

5/ Yêu cầu

Tùy từng vị trí cần tuyển, để đề ra yêu cầu cho ứng viên như: yêu cầu có kinh nghiệm (bao nhiêu năm kinh nghiệm)/ không có kinh nghiệm; yêu cầu kỹ năng, nghiệp vụ riêng đáp ứng công việc; phương tiện thực hiện công việc,…

6/ Cách thức liên hệ với nhà tuyển dụng

Hiện nay nhiều đơn vị tuyển dụng thông qua các trang thông tin trực tuyến để đăng tải JD tuyển dụng, tạo điều kiện cho ứng viên dễ dàng kết nối khi có nhu cầu. Một số cách thức liên hệ phổ biến:

+ Số điện thoại liên hệ

+ Email

+ Chat trực tuyến

+ Nộp hồ sơ ứng tuyển trực tiếp.

Đến đây, chúng tôi tin Quý vị đã nắm được nội dung cơ bản trong 1 JD cũng như vai trò quan trọng của JD. Nhưng chưa hết, để có một “JD ngon” còn cần quy trình xây dựng trước đó. Phần tiếp theo của bài viết, Công ty tư vấn TBT Việt Nam sẽ hướng dẫn Quý vị quy trình xây dựng 1 JD cụ thể.

>> Tham khảo: Hiệp định TBT là gì?

Quy trình xây dựng 1 jd như thế nào?

Để xây dựng 1 JD chuẩn, dễ hiểu và thu hút ứng viên nên xây dựng thông qua các bước cơ bản dưới đây:

Bước 1: Lập kế hoạch và thu thập thông tin tuyển dụng

Tùy thuộc vào nhu cầu nhân sự của công ty, để lập kế hoạch chi tiết việc tuyển thêm nhân viên cho các phòng, ban.

+ Thống kê vị trí, số lượng cần tuyển;

+ Tìm hiểu yêu cầu, vị trí cần tuyển thông qua các bộ phận của công ty;

+ Tạo bảng phân tích công việc của vị trí đó;

+ Tìm hiểu về chế độ đãi ngộ liên quan đến vị trí công việc trên thị trường, theo cơ chế tiền lương của công ty;

+ Dự toán cho việc tuyển dụng.

Bước 2: Phác thảo JD

+ Chọn lọc thông tin cần thiết là lập dàn cho JD;

+ Nội dung JD gồm những nội dung như đã nêu ở phần trên.

Bước 3: Phê duyệt JD

+ Sau khi lập xong JD và thống nhất với các bộ phận, người lập sẽ trình lên cho người có thẩm quyền của công ty phê duyệt;

+ Nếu có sửa đổi, bổ sung cần phải đề xuất và được cấp trên chấp thuận.

Trên đây là toàn bộ thông tin về JD mà chúng tôi muốn chia sẻ đến Quý vị, hy vọng bài viết này hỗ trợ phần nào cho nhà tuyển dụng khi xây dựng mô tả công việc.

>> Tham khảo: Công trình dân sinh là gì?

5/5 - (1 bình chọn)