Hướng dẫn cấp phiếu lý lịch tư pháp online

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 29/03/2022 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 146 Lượt xem
5/5 - (21 bình chọn)

Hình thức đăng ký cấp lý lịch tư pháp online (trực tuyến) được Bộ tư pháp bắt đầu triển khai từ năm 2015 để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho công dân Việt Nam cũng như công dân nước ngoài đã và đang sing sống và làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, để cấp lý lịch tư pháp online thì thực hiện như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp.

Bước 1: Truy cập website https://lltptructuyen.moj.gov.vn/

Tại đây, người dùng chọn đúng đối tượng nộp hồ sơ (Hình 1):

– Công dân Việt Nam thường trú/tạm trú ở trong nước;

– Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;

– Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam;

– Công dân Việt Nam không xác định được nơi thường trú/tạm trú;

– Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

Sau khi chọn đối tượng nộp hồ sơ, hệ thống sẽ yêu cầu khai báo nơi thường trú hoặc tạm trú; sau đó nhấn mũi tên để tiếp tục.

Hình 1: Chọn đối tượng để làm phiếu lý lịch tư pháp online

Bước 2: Nhập tờ khai

Sau khi chọn nơi thường trú hoặc tạm trú, hệ thống sẽ tự động nhảy về trang cấp Phiếu lý lịch tư pháp của địa phương. Ví dụ, nơi thường trú/tạm trú là thành phố Hồ  Chính Minh, hệ thống sẽ nhảy về trang Dịch vụ đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến của thành phố Hồ Chí Minh.

Để nhập thông tin kê khai, người dùng thực hiện nhấn nút [NHẬP TỜ KHAI] (Hình 2)

Hình 2: Nhập tờ khai

Thực hiện nhập tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, sau đó nhấn nút [Tiếp tục/NEXT] để sang bước tiếp theo hoặc nhấn nút [Quay lại/BACK] để quay lại bước 1. Cụ thể, người dùng tiến hành nhập các thông tin sau đây:

Thứ nhất: Nhập thông tin nhân thân (Hình 3)

Hình 3: Nhập thông tin về nhân thân

Lưu ý:

– Những trường thông tin nào đánh dấu (*) là những thông tin bắt buộc nhập.

– Ngày cấp giấy tờ (CMND/Hộ chiếu) phải nhập theo đúng định dạng dd/mm/yyyy.

Thứ hai: Nhập thông tin về cha, mẹ, vợ chồng (Hình 4)

Hình 4: Nhập thông tin về cha, mẹ, vợ chồng

Thứ ba: Nhập thông tin về quá trình cư trú (Hình 5)

Nhập thông tin về quá trình cư trú: Để nhập thông tin về quá trình cư trú, nhấn nút [Nhập thông tin cư trú/Add rows], sau đó nhập thông tin vào các ô trống.

Hình 5: Nhập thông tin về quá trình cư trú

Lưu ý:  Có thể nhập tối đa 15 bản ghi thông tin về quá trình cư trú

Thứ tư: Nhập các thông tin khác (Hình 6)

Hình 6: Nhập thông tin khác

Đối với thông tin khác, mặc dù không đánh dấu * nhưng cần điền đầy đủ:

– Mục đích cấp phiếu;

– Số lượng phiếu cấp thêm;

– Thông tin án tích;

– Yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số:…;

– Có hay không yêu cầu xác nhận về nội dung cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản.

Thứ bảy: Chọn mức thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp (Hình 7)

Hình 7: Mức thu phí cung cấp thông tin phiếu lý lịch tư pháp

Tại đây, người dùng cần tự xác định mình thuộc đối tượng đóng phí nào để chọn cho đúng: Đóng phí thông thường, được giảm phí, miễn phí.

Lưu ý: Công dân phải xác định đúng mức lệ phí phải nộp. Trường hợp sai, Hồ sơ sẽ không được tiếp nhận!

Bước 3: Tải hồ sơ đính kèm (Hình 8)

Hình 8: Tải hồ sơ đính kém

Tại mục Hồ sơ đính kèm, người dùng cần chụp ảnh/scan các giấy tờ sau để tải lên làm căn cứ cho cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ:

– Chứng minh nhân dân (scan 2 mặt);

– Hộ khẩu thường trú (scan đầy đủ trang bìa và các trang đã ghi thông tin liên quan đến bản thân).

Bước 4: Lựa chọn hình thức thanh toán (Hình 9)

Việc nộp lệ phí có thể thực hiện theo một trong hai hình thức thanh toán sau:

– Nộp trực tiếp: Sau khi đăng ký trực tuyến, Công dân đến đơn vị tiếp nhận hồ sơ để nộp hồ sơ bản cứng và nộp lệ phí cho cán bộ thu ngân hoặc nộp cho nhân viên Bưu chính (nếu sử dụng dịch vụ bưu chính).

– Chuyển khoản: Sau khi đăng ký trực tuyến, Công dân chuyển khoản đến tài khoản hiển thị trên màn hình (như Hình 9 dưới đây)

Hình 9: Lựa chọn hình thức thanh toán

Bước 5: Lựa chọn dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả (Hình 10)

Hình 10: Lựa chọn dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

Ở mục Dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, người dân lựa chọn đơn vị chuyển phát hoặc không sử dụng.

Nếu chọn đơn vị chuyển phát, người dân được lựa chọn Đăng ký nộp hồ sơ tại nhà (nhân viên đơn vị chuyển phát sẽ đến nhà để thu hồ sơ) và Đăng ký nhận kết quả tại nhà (nhân viên chuyển phát đến nhà để trả kết quả), hoặc chỉ chọn 01 trong 02 dịch vụ.

Đăng ký dịch vụ nào thì phải bắt buộc nhập địa chỉ lấy hồ sơ/trả kết quả tương ứng.

Chú ý: Công dân không nhập địa chỉ nộp hồ sơ và trả kết quả ngoài lãnh thổ Việt Nam!

Cuối cùng, chọn Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm về lời khai, các dịch vụ đã đăng ký của mình và ấn Tiếp tục.

Bước 6: Xác nhận thông tin kê khai (Hình 11)

Lúc này, hệ thống hiện ra Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp dùng cho cá nhân dựa trên các thông tin công dân đã khai trước đó.

Người dân kiểm tra toàn bộ thông tin, sửa khi có sai sót.

Nhập mã xác nhận và ấn Tiếp tục.

Hình 11: Xác nhận thông tin kê khai

Lưu ý: Người dùng có thể in tờ khai đã nhập ra file *.doc bằng cách nhấn nút [In tờ khai] ở góc phải.

Bước 7: Nhập mã xác nhận để xác thực người dùng >> nhấn [Tiếp tục/NEXT] để chuyển sang bước tiếp theo hoặc nhấn [Quay lại/BACK] để quay lại Bước 2 (Hình 12)

Hình 12: Nhập mã xác nhận để xác thực người dùng

Bước 8: Nhấn nút [OK] trên hộp thoại xác nhận (Hình 13)

Hình 13: Nhấn nút Ok để xác nhận thông tin

Bước 9: Hệ thống trả lại cho người dùng mã số đăng ký trực tuyến. Người dùng nhấn nút [Hoàn thành/FINISH] để hoàn tất quá trình đăng ký của mình

 Lưu ý: Người dùng cần ghi nhớ mã số đăng ký trực tuyến được cấp, khi nộp hồ sơ phải cung cấp mã số này cho bộ phận tiếp nhận để nhận phiếu hẹn trả kết quả (Hình 14)

Hình 14: Nhấn nút Hoàn thành/Finish

Bước 10: Nộp hồ sơ và nhận kết quả​

Công dân có thể nộp hồ sơ bản giấy theo hình thức nộp trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính. Nếu nộp hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính, nhân viên bưu chính sẽ liên hệ và đến địa chỉ đã đăng ký để thu hồ sơ, phí. Còn nộp hồ sơ trực tiếp thì công dân sẽ đến nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Về thành phần hồ sơ, gồm có:

– Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (in dựa trên phần khai);

Trường hợp yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 phải được chứng thực.

– Bản chụp (khi nộp hồ sơ phải xuất trình bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đang còn giá trị sử dụng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

– Bản chụp (khi nộp hồ sơ phải xuất trình bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú, giấy chứng nhận tạm trú, thẻ thường trú, thẻ tạm trú. Riêng giấy chứng nhận thường trú hoặc giấy chứng nhận tạm trú có thể nộp bản chính.

– Văn bản ủy quyền làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp có công chứng (trong trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 hoặc cha, mẹ của người chưa thành niên yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho con chưa thành niên).

Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền nhưng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con như: giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu.

Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thuộc đối tượng được miễn, giảm lệ phí cấp Phiếu theo quy định của pháp luật thì phải có giấy tờ chứng minh như Thẻ sinh viên, Giấy chứng nhận hộ nghèo,…

Sau khi tiến hành cấp Phiếu lý lịch tư pháp, cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi kết quả theo địa chỉ đăng ký hoặc người đăng ký đến nhận trực tiếp.

Trên đây là nội dung hướng dẫn dẫn cấp phiếu lý lịch tư pháp online mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

->>>> Tham khảo thêm: Văn phòng công chứng

->>>> Tham khảo thêm: Thừa phát lại

5/5 - (21 bình chọn)