Hợp đồng trọn gói là gì?

  • Tác giả: Ngọc Lan |
  • Cập nhật: 07/03/2022 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 818 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Không ít lần bạn nghe thấy cụm từ “hợp đồng trọn gói” nhưng không hiểu hợp đồng này là hợp đồng gì, được áp dụng ra sao. Chính vì vậy, TBT Việt Nam thực hiện bài viết Hợp đồng trọn gói là gì nhằm giúp Quý độc giả có cái nhìn đúng đắn hơn về loại hợp đồng này, từ đó vận dụng vào thực tế chính xác.

Hợp đồng trọn gói là gì?

Dân số ngày càng tăng, kéo theo đó là nhu cầu về việc làm của người lao động cũng tăng lên. Hiện này, tùy thuôc vào nhu cầu tuyển dụng và nhu cầu công việc của người động cũng như tính chất công việc mà các nhà tuyển dụng và người lao động sẽ ký với nhau hợp đồng phù hợp. Hiện nay, một trong những loại hợp đồng được các người thuê lao động và người lao động ưu tiên lựa chọn là Hợp đồng trọn gói.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 62 của Luật Đấu thầu hiện hành thì hợp đồng trọn gói được hiểu như sau:

 “Hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng”.

“Hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản. Khi quyết định áp dụng loại hợp đồng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm loại hợp đồng này phù hợp hơn so với hợp đồng trọn gói. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói”

Như vậy, có thể hiểu, Hợp đồng trọn gói là thỏa thuận trong đó quy định toan bộ những công việc mà nhà thầu phải thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Đây được coi là bước cuối cùng đề nhà đầu tư đi đến ký gắn kết về mặt pháp lý với nhà thầu trúng thầu.

Hợp đồng trọn gói có giá trị không thay đổi theo thời gian. Việc thanh toán hợp đồng cỏ thể theo đợt hoặc phụ thuộc vào ý chí của các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu.

Đây là một loại hợp đồng yêu cầu người soạn thảo phải thật cẩn thận trong việc quy định những điều khoản của Hợp dồng để tránh gây thiệt hai và nảy sinh mâu thuận giữa các bên.

Gói thầu nào áp dụng hợp đồng trọn gói?

Qua phần nội dung trên, Quý vị đã hiểu hợp đồng trọn gói là gì, song để vận dụng được loại hợp đồng này một cách đúng đắn cần xác định gói thầu áp dụng hợp đồng trọn gói.

Theo quy định tại điểm c, khoản 1, điều 62, Luật Đấu thầu 2013 thì:

“ Hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản. Khi quyết định áp dụng loại hợp đồng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm loại hợp đồng này phù hợp hơn so với hợp đồng trọn gói. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói”.

Do vậy, hợp đồng trọn gói có thể áp dụng đối với hầu hết tất cả các nhà thầu. Ngoài ra, có một số gói thầu bắt buộc phải áp dụng hợp đồng trọn gói, cụ thể:

– Các gói thầu cung cấp dịch vụ đơn giản như lập hồ sơ dự tuyển, hồ sơ mời thầu, lập báo cáo quy hoạch, khảo sát, kiến trúc,…

– Các gói thầu cung ứng dịch vụ tư vấn đơn giản như quảng cáo, bảo hiểm, logistics,… và bao gồm cả các hoạt động không thuộc dịch vụ tư vấn.

– Các gói thầu mua một số loại hàng hóa như máy móc, phụ tùng, thiết bị, nguyên liệu trong sinh hoạt, tiêu dùng, y tế,…

– Các gói thầu lắp đặt công trình, bao gồm cả quá trình các gói thầu với quy mô từ nhỏ đến vừa.

– Các gói thầu với quy mô nhỏ liên quan đến cung cấp hàng hóa, lắp đặt, thiết kế,…

– Những gói thầu như là những gói thầu không vượt quá 10 tỷ đối với các gói thầu về mua bán hàng hòa và không vượt quá 20 tỷ đồng đối với những gói thầu liên quan đến thiết kế, lắp đặt, các gói thàu hỗn hợp.

Ví dụ về Hợp đồng trọn gói?

Với từng gói thầu khác nhau, sẽ được chia thành những hợp đồng trọn gói khác nhau. Ví dụ như Hợp đồng mua bán hàng hóa chọn gói, Hợp đồng dịch vụ chọn gói.

Dưới đây là một ví dụ về Hợp đồng trọn gói

Ở tỉnh H đang triển khai thực hiện xây dựng đường gioa thông nông thôn tại một số địa phương có đường xá đi lại khó khăn trên địa bàn tỉnh với chi phí phải bỏ ra là 8.5 tỷ đồng. Công việc cần thực hiện là khảo sát công trình, lập phương án xây dựng và thi công công trình.

Việc khảo sát công trình, lập phương án kỹ thuật thực hiện và thi công một số đoạn đường nông thôn thường chiếm một phần chi phí nhỏ. Vì vậy, gói thầu về công việc thực hiện khảo sát, lập phương án xây dựng có thể được thực hiện theo loại hợp đồng trọn gói.

Sau khi đã chọn được loại hợp đồng, nhà thầu sẽ căn cứ vào tính chất công việc phức tạp hay đơn giản để lựa chọn hình thức hợp đồng một cách phù hợp nhất.

Mẫu hợp đồng trọn gói mới nhất

HỢP ĐỒNG

……….ngày ………tháng…… năm……

Hợp đồng số:……..

Gói thầu: …………………………..

Thuộc dự án: ………………………………………………………………………

– Căn cứ…………………………………………………………………………….

– Căn cứ……………………………………………………………………………

– Căn cứ…………………………………………………………………………….

– Căn cứ Quyết định số………… ngày ……tháng ….năm …. của …. về việc phê duyệt kết quả chỉ định thầu gói thầu…….. và thông báo kết quả chỉ định thầu số …. ngày ….. tháng…. năm ……..của bên mời thầu;

– Căn cứ biên bản hoàn thiện hợp đồng đã được chủ đầu tư và nhà thầu được chỉ định thầu ký ngày…. tháng ……năm ………;

Chúng tôi, đại diện cho các bên ký hợp đồng, gồm có:

BÊN A: Chủ đầu tư

Tên chủ đầu tư ………………………….

Đại diện là ông/bà:…………………………………………………………………

Chức vụ: ………………………………………………………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………….

Điện thoại: …………………………………………………………………………

Fax: ………………………………………………………………………………..

E-mail: ………………………………………………………………………………

Tài khoản: …………………………………………………………………………

Mã số thuế: …………………………………………………………………………

Giấy ủy quyền số …. ngày …… tháng …. năm ….. (trường hợp được ủy quyền).

BÊN B: Nhà thầu

Tên nhà thầu :………………………………………………………………………

Đại diện là ông/bà: …………………………………………………………………

Chức vụ: ……………………………………………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………….

Điện thoại: ……………………………………………………………………………….

Fax: …………………………………………………………………………………

E-mail: ……………………………………………………………………………

Tài khoản: …………………………………………………………………………

Mã số thuế: ……………………………………………………………………

Giấy ủy quyền số….. ngày …tháng ….năm …..(trường hợp được ủy quyền).

Hai bên thỏa thuận ký kết hợp đồng dịch vụ tư vấn với các nội dung sau:

Điều 1. Đối tượng hợp đồng

Đối tượng hợp đồng là các dịch vụ được nêu chi tiết trong Phụ lục A “Điều khoản tham chiếu”.

Điều 2. Hồ sơ hợp đồng

Hồ sơ hợp đồng bao gồm các tài liệu sau đây:

  1. Văn bản hợp đồng;
  2. Phụ lục hợp đồng gồm điều khoản tham chiếu, nhân sự của nhà thầu, trách nhiệm báo cáo của nhà thầu;
  3. Biên bản hoàn thiện hợp đồng;
  4. Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
  5. Văn bản thỏa thuận của các bên về điều kiện của hợp đồng, bao gồm điều kiện chung, điều kiện cụ thể;
  6. Hồ sơ đề xuất và các tài liệu làm rõ hồ sơ đề xuất của nhà thầu được lựa chọn;
  7. Hồ sơ yêu cầu và các tài liệu sửa đổi, bổ sung hồ sơ yêu cầu;
  8. Các tài liệu có liên quan.

Điều 3. Trách nhiệm của Bên A

 Bên A cam kết thanh toán cho Bên B theo giá hợp đồng quy định tại Điều 5 của hợp đồng này theo phương thức được quy định trong điều kiện cụ thể của hợp đồng cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm khác được quy định trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.

Điều 4. Trách nhiệm của Bên B

Bên B cam kết cung cấp cho Bên A đầy đủ các loại hàng hóa như quy định tại Điều 1 của hợp đồng này, đồng thời cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và trách nhiệm được nêu trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.

 Điều 5. Giá hợp đồng và phương thức thanh toán

  1. Giá hợp đồng: ___[ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền ký hợp đồng].
  2. Phương thức thanh toán : Chuyển khoản theo tài khoản của nhà thầu nêu trong hợp đồng.

Điều 6. Loại hợp đồng

Loại hợp đồng: Trọn gói.

Điều 7. Thời gian thực hiện hợp đồng: …………………………………………

Điều 8. Hiệu lực hợp đồng

  1. Hợp đồng có hiệu lực kể từ khi 2 bên ký kết và bên Chủ đầu tư nhận được bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
  2. Hợp đồng hết hiệu lực sau khi hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng theo luật định.

Hợp đồng được lập thành 07 bộ, Chủ đầu tư giữ 05 bộ, Nhà thầu giữ 02 bộ, các bộ hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI ĐIỆN NHÀ THÂU ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ
Ký tên, đóng dấu Ký tên, đóng dấu

Ngoài hợp đồng trọn gói là gì, Quý vị còn bất kỳ băn khoăn nào khác có liên quan đến loại hợp đồng này hãy liên hệ ngay TBT Việt Nam theo số 1900 6560 để được hỗ trợ.

->>>> Tham khảo thêm: Giấy phép lao động

5/5 - (5 bình chọn)