Hợp đồng tình yêu là gì?

  • Tác giả: Ngọc Lan |
  • Cập nhật: 07/09/2022 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 1418 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Hợp đồng là một hình thức của giao dịch dân sự, các loại hợp đồng đều giao kết dựa trên sự thỏa thuận và được điều chỉnh bởi quy định của pháp luật.

Hiện nay, có khá nhiều người nghĩ đến việc lập hợp đồng tình yêu trong mối quan hệ của mình nhằm những mục đích khác nhau. Mặc dù pháp luật dân sự hay một số các văn bản luật khác không quy định cụ thể về hợp đồng tình yêu nhưng tên gọi của hợp đồng sẽ không làm mất đi bản chất của một hợp đồng dân sự.

Vậy hợp đồng tình yêu là gì? Hợp đồng tình yêu có được pháp luật ghi nhận hay không? Quý độc giả hãy cùng TBT Việt Nam tìm hiểu trong nội dung bài viết này.

>>> Tham khảo: Hợp đồng hôn nhân như thế nào?

Hợp đồng tình yêu là gì?

Hợp đồng tình yêu hay hợp đồng tình cảm là là giao dịch dân sự, được lập thành văn bản thỏa thuận những quyền, lợi ích, trách nhiệm của 02 bên trong mối quan hệ tình cảm.

Hợp đồng tình yêu được lập dựa trên sự tự nguyện của hai bên và chủ thể xác lập phải có đầy đủ năng lực hành vi.

Hợp đồng tình yêu có thể coi là hợp đồng có điều kiện khi có các điều khoản về điều kiện phát sinh, điều kiện chấm dứt hợp đồng.

Hợp đồng tình yêu chịu sự điều chỉnh trực tiếp của Luật Dân sự và một số văn bản khác.

>>> Tham khảo: Hợp đồng thuê nhà trọ mới nhất như thế nào?

Pháp luật có thừa nhận hợp đồng tình yêu hay không?

Với cách hiểu về hợp đồng tình yêu như trên, vậy pháp luật Việt Nam có thừa nhận loại hợp đồng này hay không?

Theo nguyên tắc sự thỏa thuận của Bộ Luật Dân sự năm 2015, các chủ thể được tự do giao kết hợp đồng nhưng không được có những thỏa thuận trái với đạo đức xã hội hay vi phạm pháp luật.

Như vậy, đối với hợp đồng tình yêu, pháp luật Việt Nam không có quy định cấm và vẫn áp dụng theo quy định của luật Dân sự.

Hợp đồng tình yeu có giá trị pháp lý hay không sẽ phụ thuộc vào nội dung và hình thức của hợp đồng.

Hợp đồng tình yêu được giao kết thể hiện theo các hình thức bằng văn bản, lời nói, hành vi theo Điều 119 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Hợp đồng tình yêu sẽ không có giá trị pháp lý (hay còn gọi là vô hiệu) khi rơi vào một trong các trường hợp như sau:

– Chủ thể của hợp đồng tình yêu không có năng lực hành vi, năng lực pháp luật dân sự, người chưa thành niên hay người có khó khăn trong việc nhận thức khi giao kết hợp đồng.

– Chủ thể giao kết hợp đồng tình yêu không hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện.

– Nội dung thỏa thuận, mục đích thể hiện trong hợp đồng tình yêu vi phạm quy định của pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội.

– Giao kết hợp đồng tình yêu giả tạo, đe dọa, cưỡng ép.

Giao kết hợp đồng tình yêu vi phạm quy định của pháp luật là việc trong hợp đồng vi phạm quy định của pháp luật như: có thỏa thuận liên quan đến các hành vi mua dâm, bán dâm theo quy định của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003.

Giao kết hợp đồng tình yêu trái với đạo đức xã hội là những thỏa thuận của hợp đồng trái với chuẩn mực ứng xử được cộng đồng thừa nhận, tôn trọng.

Với những phân tích như trên, có thể thấy, hợp đồng tình yêu so với những hợp đồng dân sự khác không có nhiều sự khác biệt. Và khi pháp luật không cấm thì có nên hay không việc giao kết hợp đồng tình yêu?

Bản chất của giao kết hợp đồng là xác định các quyền, lợi ích của các bên và từ đó ràng buộc trách nhiệm của các chủ thể. Trong vấn đề tình cảm phải có sự tin tưởng, tự nguyện và bắt đầu từ cả 02 phía vì thế việc giao kết hợp đồng tình yêu là không cần thiết.

Tuy nhiên thì hợp đồng sẽ giao kết theo sự thỏa thuận của các bên, vì thế nếu như có nhu cầu các chủ thể vẫn có thể làm hợp đồng tình yêu.

Hợp đồng tình yêu khi đã được giao kết sẽ có giá trị pháp lý và khi có tranh chấp, kiện tụng vẫn sẽ được tòa án thụ lý và giải quyết. Ví dụ như vụ việc nổi tiếng về hợp đồng tình yêu giữa hoa hậu Phương Nga và ông Cao Toàn Mỹ.

Ngoài hợp đồng tình yêu trong quá trình tìm hiểu, nhiều cặp đôi còn thỏa thuận hợp đồng hôn nhân trước khi bước vào giai đoạn mới.

>>> Tham khảo: Tổng hợp những mẫu đơn khởi kiện mới nhất

Mẫu hợp đồng tình yêu

Hợp đồng tình yêu cũng là một giao dịch dân sự, và việc thỏa thuận hợp đồng này cũng cần phải có những nội dung chính. Cụ thể như:

– Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên hợp đồng, địa điểm ngày tháng giao kết hợp đồng tình yêu;

– Tên, giới tính, ngày sinh, số chứng minh thư, địa chỉ của bên A;

– Tên, giới tính, ngày sinh, số chứng minh thư, địa chỉ của bên B;

– Lý do, mục đích khi giao kết hợp đồng tình yêu;

– Quyền lợi được hưởng của bên A trong quá trình tìm hiểu, chung sống;

– Quyền lợi được hưởng của bên B trong quá trình tìm hiểu, chung sống;

– Nghĩa vụ của bên A cần phải thực hiện trong quá trình tìm hiểu, chung sống;

– Nghĩa vụ của bên B cần thực hiện trong quá trình tìm hiểu, chung sống;

– Thỏa thuận phân chia tài sản chung, tài sản riêng (có thể);

– Trách nhiệm thực hiện hợp đồng;

– Các biện pháp, chế tài giải quyết khi vi phạm hợp đồng;

– Các thỏa thuận tùy thuộc theo ý chí, yêu cầu của cả 02 bên;

– Điều khoản khi chấm dứt hợp đồng tình yêu.

Trên đây là một số giải đáp về hợp đồng tình yêu là gì và các vấn đề có liên quan tư vấn soạn thảo hợp đồng, Quý độc giả nếu có những thắc mắc liên quan đến pháp lý có thể liên hệ tổng đài 19006560 của TBT Việt Nam để được hỗ trợ.

>>> Tham khảo: Mẫu đơn xin ly hôn mới nhất

5/5 - (5 bình chọn)

Một cốc là bao nhiêu aoxơ?

Cập nhật: 07/09/2022

Mbti là gì?

Cập nhật: 07/09/2022

Pồ cô sịp pồ là gì?

Cập nhật: 07/09/2022