Hợp đồng khoán việc là gì? Đặc điểm của hợp đồng khoán việc

  • Tác giả: Phương Thảo |
  • Cập nhật: 07/03/2022 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 598 Lượt xem
5/5 - (4 bình chọn)

Thời gian gần đây, TBT nhận được nhiều câu hỏi của Quý khách hàng về hợp đồng khoán việc như: Hợp đồng khoán việc là gì ? Đặc điểm của hợp đồng khoán việc? Lưu ý khi ký hợp đồng khoán việc? Mẫu hợp đồng khoán việc?…

Như vậy, hợp đồng khoán việc là loại hợp đồng nhận được nhiều sự quan tâm của các cá nhân, tổ chức. Để giúp Quý vị hiểu rõ hơn về loại hợp đồng này, giải đáp những vướng mắc như trên, TBT Việt Nam thực hiện bài viết này, mời Quý vị theo dõi:

Hợp đồng khoán việc là gì?

Dân số ngày cang tăng, kéo theo đó là nhu cầu về việc làm của người lao động cũng tăng lên. Hiện này, tùy thuôc vào nhu cầu tuyển dụng và nhu cầu công việc của người động cũng như tính chất công việc mà các nhà tuyển dụng và người lao động sẽ ký với nhau hợp đồng phù hợp.

Hiện nay, một trong những loại hợp đồng được các người thuê lao động và người lao động ưu tiên lựa chọn là Hợp đồng khoán việc.

Hợp đồng khoán việc là thỏa thuận giữa các bên, gồm một bên là bên giao khoán và bên còn lại là bên nhận khoán. Trong đó, bên nhận khoán sau khi ký kết vào hợp đồng khoán việc sẽ có nghĩa vụ thực hiện và hoàn thành một hoặc một số công việc mà bên giao khoán đã giao và có trách nhiệm hoàn thành công việc một cách nhanh chóng trong một khoản thời gian.

Sau khi hoàn thành công việc mà bên giao khoán đã giao, bên nhận khoán sẽ được trả một khoản thu lao như đã cam kết trong hợp đồng.

Trong hợp đồng khoán việc, bên giao khoán có thể giao cùng lúc một hoặc nhiều công việc cho bên nhận khoán, có thể là một hoặc nhiều người cùng thực hiện. Sau khi bên nhận khoán hoàn thành công việc, bên giao khoán sẽ có nghĩa vụ thanh toán thu lao cho bên nhận khoán như đã cam kết và thù lao chỉ được trả khi công việc đã được hoàn thành.

 Đối với Hợp đồng khoán việc, người thuê lao động sẽ không quan tâm nhiều đến cách thức và quy trình hoạt động của người lao động mà chỉ quan tâm đến kết quả và chất lượng công việc đã giao.

Đặc điểm của hợp đồng khoán việc?

Hợp đồng khoán việc cũng mang những điểm cơ bản của một hợp đồng dân sự, cụ thể:

– Hợp đồng khoán việc là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên nhưng sự thỏa thuận đó phải phù hợp với ý chí của nhà nước và phù hợp với quy định của pháp luật;

– Hợp đồng khoán việc là một sự kiện pháp lý làm phát sinh hậu quả pháp lý: Xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể.

Ngoài những đặc điểm trên, Hợp đồng khoán việc còn có nhứng đặc điểm riêng khác, cụ thể là:

– Hợp đồng khoán việc là loại hợp đồng mang tính thời vụ, không thường xuyên, không mang tính lâu dài, không ổn định;

– Người nhận khoán chỉ được thanh toán thù lao sau khi đã hoàn thành công việc mà bên giao khoán đã giao trong hợp đồng;

– Bên nhận khoán chủ yếu là những người hoặc một nhóm người đã có kinh nghiệm chuyên môn về lĩnh vực công việc được giao;

– Nội dung của hợp đồng khoán việc phải phù hợp, không được trái với những quy định về hình thức và nội dung của một hợp đồng cơ bản và phải phù hợp với quy định của pháp luật.

Lưu ý khi ký hợp đồng khoán việc?

Hợp đồng khoán việc là gì Quý vị đã hiểu được, song khi giao kết hợp đồng vẫn cần chú ý những vấn đề nhất định, để tránh tổn hại về quyền lợi hay xảy ra tranh chấp không đáng có khi thực hiện, chấm dứt hợp đồng.

Hợp đồng khoán việc là một loại hợp đồng khá đặc thù và không được quy định chi tiết tại văn bản quy phạm pháp luật nên khi ký hợp đồng khoán viêc, các bên phải lưu ý một số những nội dung sau:

– Trên thực tế, Hợp đồng khoán việc gồm hai loại: Hợp đồng khoán việc từng phần và Hợp đồng khoán việc toàn bộ. Vì vây, các bên tham gia ký hợp đồng phải lưu ý đến nội dung công việc đã đúng hay chưa, điều kiện công việc đã đúng chưa.

– Cần lựa chọn loại hợp đồng sao cho phù hợp với đối tượng công việc. Bởi đối với mỗi đối tượng công việc khác nhau thì cần chọn loại hợp đồng cho phù hợp để tránh những rủi ro có thể xảy ra.

– Thỏa thuận rõ ràng về khoản thù lao nhận được để tránh có tranh chấp cũng như thuận lợi cho việc thực hiện nghĩa vụ với cơ quan thuế và với nhà nước

– Cần kiểm tra về hiệu lực của hợp đồng cũng như thời hạn thực hiên các công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng

_ Ngoài ra, các bên chủ thể tham hia ký hợp đồng cần lưu ý về nghĩa vụ và quyền lợi của cá bên phải được thỏa thuận một cahs rõ ràng, cụ thể để tránh tranh chấp xảy ra.

Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—-***—–

HỢP ĐỒNG KHOÁN VIỆC

(Số:../HĐKV)

                                                                   ……………… , ngày …………….. .

BÊN A (BÊN THUÊ):…………………………………

CÔNG TY                 : …………………………………………………………………………

Địa chỉ                        : …………………………………………………………………………

Điện thoại                   : ……………………………….. Fax: ………

Đại diện                      : …………………………………
Chức vụ                      : …………………………………

BÊN B (BÊN ĐƯỢC THUÊ):

Ông/bà                        : ………………………………..

Sinh ngày                   : ………………..

Địa chỉ                        : …………………………………………………………………………

CMND số                   : ……………….

Nơi cấp                       : ………………………………..

Hai bên đồng ý ký kết và thực hiện Hợp đồng khoán việc với các điều khoản sau đây:

Điều 1. Nội dung công việc

………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………….

  1. Tiến độ thực hiện công việc

Thực hiện trong thời gian 06 tháng, từ ngày ……  đến ngày ……………………….

………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………….

Điều 3. Thù lao và tiến độ thanh toán thù lao

3.1. Bên A sẽ trả thù lao cho Bên B để thực hiện các công việc nêu tại Điều 1 Hợp đồng khoán việc này. Tổng mức thù lao là:…………….. VNĐ.

(Bằng chữ:………………………………………………………………………………………….. );

3.2. Sau khi Bên A chuyển cho Bên B các tài liệu, chứng từ cần thiết để Bên B tiến hành công việc thì Bên A sẽ tạm ứng cho Bên B số tiền là:.. VNĐ;

3.3. Tiền thù lao còn lại Bên A sẽ thanh toán cho Bên B sau khi hoàn thành công việc theo hợp đồng.

3.4. Hình Thức thanh toán: …………………………..

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

4.1. ……………………………………………………………………………………………………

4.2. ……………………………………………………………………………………………………

4.3. ……………………………………………………………………………………………………

4.4. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng này và của pháp luật.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên B

5.1. …………………………………………………………………………………………………… ;

5.2…………………………………………………………………………………………………….. ;

5.3. …………………………………………………………………………………………………… ;

5.4. Trả đủ tiền, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thoả thuận;

5.5. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Hợp đồng này và quy định của pháp luật.

Điều 6. Điều khoản chung

6.1. Hai bên cam kết thi hành nghiêm chỉnh các điều khoản của hợp đồng này;

6.2. Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết trước tiên thông qua thương lượng. Trường hợp không thương lượng được thì tranh chấp sẽ do Tòa án có thẩm quyền giải quyết ;

6.3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và được thực hiện ngay sau khi Bên B nhận được tiền tạm ứng lần đầu ;

6.4. Hợp đồng này gồm  trang  Điều, được lập thành 02 bản bằng Tiếng Việt có hiệu lực pháp lý như nhau do mỗi bên giữ  bản.

BÊN A

(ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

BÊN B

(ký, ghi rõ họ tên)

Qua bài viết Hợp đồng khoán việc là gì Quý vị chắc hẳn đã có cho mình thêm những thông tin pháp lý hữu ích về hợp đồng khoán việc. Trong trường hợp cần hỗ trợ thêm, Quý vị có thể gọi tới số 1900 6560, TBT Việt Nam chúng tôi sẵn sàng tư vấn, giải đáp.

->>>> Tham khảo thêm: Giấy phép lao động

5/5 - (4 bình chọn)