Hồ sơ xin giấy phép lao động
Giấy phép lao động (GPLĐ) là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Trên GPLĐ có thể hiện các thông tin về người lao động, bao gồm: Họ&tên, số hộ chiếu, ngày tháng năm sinh, quốc tịch; nơi làm việc, vị trí và chức danh công việc, hình thức và thời hạn làm việc. Vậy hồ sơ xin giấy phép lao động bao gồm những gì? Trình tự, thủ tục thực hiện ra sao?
Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp.
Văn bản pháp luật quy định về hồ sơ xin giấy phép lao động
Bộ luật lao động 2019 và Nghị định 152/2020/NĐ-CP là các văn bản pháp luật quy định về giấy phép lao động. Trong đó, hồ sơ xin giấy phép lao động được quy định cụ thể tại Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
Ngoài các văn bản nêu trên, doanh nghiệp cũng cần đặc biệt quan tâm đến các quy định tại Thông tư 23/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện cấp GPLĐ cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam qua mạng điện tử và Văn bản số 143/KCB-PHCN&GĐ về việc cập nhật, bổ sung danh sách cơ sở đủ điều kiện KSK cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/5/2013 của Bộ Y tế.
Các trường hợp được cấp giấy phép lao động
Căn cứ Điều 151 Bộ luật lao động 2019, người lao động nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam nhằm (i) Thực hiện hợp đồng lao động; (ii) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp; (iii) Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế; (iv) Cung cấp dịch vụ theo hợp đồng; (v) Chào bán dịch vụ; (vi) Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; (vii) Làm việc với tư cách là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật; và (viii) Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam được cấp GPLĐ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất: Người lao động có quốc tịch nước ngoài, đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
Thứ hai: Có đủ sức khỏe làm việc theo quy định của Bộ Y tế;
Thứ ba: Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc phù hợp;
Thứ tư: Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam.
Hồ sơ xin giấy phép lao động
Căn cứ Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, hồ sơ xin giấy phép lao động bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
- Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ hoặc giấy chứng nhận có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.
- Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật …
Theo đó, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành có thể là hợp đồng lao động hoặc quyết định bổ nhiệm; và văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà người lao động nước ngoài đó đã từng làm việc xác nhận.
Trong đó, nhà quản lý được hiểu là (i) người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty; hoặc (ii) là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.
Còn giám đốc điều hành là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Giấy tờ chứng minh là chuyên gia, lao động kỹ thuật, gồm: văn bằng, chứng chỉ, văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của chuyên gia, lao động kỹ thuật.
Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, chuyên gia là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây: (i) Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam; (ii) Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam; và (iii) Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây: (i) Được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo; (ii) Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.
- 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
- Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Căn cứ quy định của pháp luật hiện hành, các trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, bao gồm:
(i) Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam;
(ii) Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ;
(iii) Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được;
(iv) Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên;
(v) Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên;
(vi) Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm;
(vii) Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật;
(viii) Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam;
(ix) Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam;
(x) Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; và
(xi) Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.
- Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật;
- Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài theo quy định tại Khoản 8 Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
Lưu ý: Hồ sơ cấp giấy phép lao động trong một số trường hợp đặc biệt
Trường hợp 1: Người lao động đã được cấp GPLĐ, đang còn hiệu lực mà có nhu cầu làm việc cho người sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc và cùng chức danh công việc ghi trong GPLĐ thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới gồm: (i) Giấy xác nhận của người sử dụng lao động trước đó về việc người lao động hiện đang làm việc, (ii) Các giấy tờ nêu tại mục (1), (5), (6), (7), (8); và (iii) Bản sao có chứng thực giấy phép lao động đã được cấp.
Trường hợp 2: Người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà thay đổi vị trí công việc hoặc chức danh công việc hoặc hình thức làm việc ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật nhưng không thay đổi người sử dụng lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới gồm các giấy tờ quy định tại mục (1), (4), (5), (6), (7) và (8) và giấy phép lao động hoặc bản sao có chứng thực giấy phép lao động đã được cấp.
Các giấy tờ nêu tại mục (2), (3), (4), (6) và (8) là 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật; dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Nơi nộp hồ sơ: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
Qúy khách hàng cần được tư vấn hoặc có nhu cầu xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
->>>>> Tham khảo thêm: Giấy phép tư vấn du học

Dịch vụ Tư vấn soạn thảo hợp đồng lao động
Cập nhật: 19/06/2023

Visa lao động là gì? Điều kiện để cấp visa lao động cho người lao động nước ngoài
Cập nhật: 19/06/2023

Thủ tục xin giấy phép lao động cho giáo viên là người nước ngoài
Cập nhật: 19/06/2023

Gia hạn giấy phép lao động tối đa được mấy lần?
Cập nhật: 19/06/2023

Chủ tịch hội đồng quản trị là người nước ngoài có cần xin giấy phép lao động?
Cập nhật: 19/06/2023

Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam có phải xin giấy phép lao động?
Cập nhật: 19/06/2023

Vốn điều lệ mở văn phòng công chứng?
Cập nhật: 19/06/2023

Kết hôn với người Việt Nam có được miễn giấy phép lao động?
Cập nhật: 19/06/2023

Thủ tục gia hạn giấy phép lao động
Cập nhật: 19/06/2023

Thời hạn giấy phép lao động bao lâu?
Cập nhật: 19/06/2023

Điều kiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
Cập nhật: 19/06/2023

Trường hợp nào không phải xin giấy phép lao động?
Cập nhật: 19/06/2023

Danh sách bệnh viện đủ điều kiện khám sức khỏe xin giấy phép lao động
Cập nhật: 19/06/2023

Thủ tục xác nhận người nước ngoài không phải xin cấp giấy phép lao động
Cập nhật: 19/06/2023

Thủ tục xác nhận người nước ngoài không thuộc trường hợp cấp giấy phép lao động
Cập nhật: 19/06/2023

Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH như thế nào?
Cập nhật: 19/06/2023

Tạm ngừng kinh doanh có phải thông báo cơ quan thuế hay không?
Cập nhật: 19/06/2023

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm như thế nào?
Cập nhật: 19/06/2023

Thời gian tạm ngừng kinh doanh như thế nào?
Cập nhật: 19/06/2023

Bổ sung ngành nghề kinh doanh mất bao nhiêu lâu
Cập nhật: 19/06/2023

Thành lập địa điểm kinh doanh có phải nộp thuế môn bài?
Cập nhật: 19/06/2023

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
Cập nhật: 19/06/2023

Đăng ký thương hiệu sạc dự phòng như thế nào?
Cập nhật: 19/06/2023

Đăng ký thương hiệu tỏi đen như thế nào ?
Cập nhật: 19/06/2023

Đăng ký nhãn hiệu hàng thời trang
Cập nhật: 19/06/2023

Đăng ký thương hiệu mỹ phẩm như thế nào ?
Cập nhật: 19/06/2023

Cá nhân có được đăng ký nhãn hiệu hay không?
Cập nhật: 19/06/2023

Đăng ký thương hiệu quán trà chanh
Cập nhật: 19/06/2023

Đăng ký nhãn hiệu ATIS cho nhóm máy tập thể dục ngoài trời và trong nhà
Cập nhật: 19/06/2023

Đăng ký nhãn hiệu FUJIANIKO cho nhóm sản phầm 04
Cập nhật: 19/06/2023

Đăng ký nhãn hiệu miLKY FOODS cho nhóm mua bán các sản phẩm sữa
Cập nhật: 19/06/2023