Hồ sơ thành lập chi nhánh khác tỉnh

  • Tác giả: Phương Thảo |
  • Cập nhật: 16/12/2021 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 265 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Do nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, ở rộng thì trường của mình ở nhiều tỉnh thành khác nhau nhiều doanh nghiệp thường có xu hướng thành lập chi nhánh khác tỉnh. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về Hồ sơ thành lập chi nhánh khác tỉnh.

Vì vậy, trong bài viết này, Chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến vấn đề Hồ sơ thành lập chi nhánh khác tỉnh.

Chi nhánh khác tỉnh là gì?

Đinh nghĩa chi nhánh là gì được quy định tại khoản 1 điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau:

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”

Như vậy, có thể thấy Chi nhánh khác tỉnh là chi nhánh được thành lập không cùng tỉnh với doanh nghiệp, là đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, chi nhánh được thành lập nhằm mục đích mở rộng quy mô, thị trường kinh doanh, thu hút thêm khách hàng cho doanh nghiệp, chi nhánh thực hiện chức năng đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp. Chi nhánh không có tư cách pháp nhân.

Pháp luật cho phép doanh nghiệp đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính. Do đó, có thể thấy doanh nghiệp có thể thành lập một hoặc nhiều chi nhánh khác tỉnh

Ví dụ: Doanh nghiệp A có trụ sở tại tỉnh Hà Nam, Doanh nghiệp A có thể thành lập các chi nhánh ở một hoặc nhiều địa điểm tại Thành phố Thanh Hóa. Chi nhánh ở thành phố Thanh Hóa là chi nhánh khác tỉnh của doanh nghiệp A.

Quyền thành lập chi nhánh khác tỉnh của doanh nghiệp được quy định như thế nào?

Khoản 1 điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

“ Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.”

Cùng với đó, theo quy định tại điều 7 Luật doanh nghiệp 2020 quy định Doanh nghiệp có quyền tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp được quyền thành lập chi nhánh nói riêng và quyền thành lập chi nhánh khác tỉnh nói chung, doanh nghiệp có thể thành lập một hoặc nhiều chi nhánh khác tỉnh tùy vào nhu cầu hoặt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục thông báo theo quy định của pháp luật và thực hiện các hồ sơ thủ tục về việc thành lập chi nhánh khác tỉnh.

Hồ sơ thành lập chi nhánh khác tỉnh

Hồ sơ thành lập chi nhánh khác tỉnh đối với mỗi loại hình doanh nghiệp có sự khác nhau, tuy nhiên về cơ bản hồ sơ thành lập chi nhánh khác tỉnh cần bao gồm các tài liệu sau:

– Thông báo lập chi nhánh;

– Quyết định của Hội đồng thành viên/ Chủ sở hữu công ty/ Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần về việc thành lập chi nhánh công ty;

– Bản sao Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;

– Giấy chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh;

– Văn bản ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục đăng kí doanh nghiệp

Quy trình thực hiện việc thành lập chi nhánh khác tỉnh

Thứ nhất: Cơ quan thực hiện đăng ký thành lập chi nhánh là Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp dự kiến đặt chi nhánh, mà không phải Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính như khi thành lập chi nhánh cùng tỉnh với doanh nghiệp

Thứ hai: Doanh nghiệp có thể tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh có thẩm quyền, hoặc nộp trực tuyến thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

Thứ ba: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, cập nhật thông tin về chi nhánh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Phòng đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh gửi thông tin đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

Chúng tôi xin đề cập tới một sô lưu ý cho doan nghiệp khi thành lập chi nhánh khác tỉnh:

Doanh nghiệp nên lựa chọn hình thức hạch toán phụ thuộc hoặc độc lập của chi nhánh phù hợp với nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục thành lập.Có thể hiểu hạch toán độc lập là mọi hoạt động tài chính, bao gồm cả nghĩa vụ thuế phát sinh tại chi nhánh được ghi sổ kế toán tại đơn vị, tự kê khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế.Hạch toán phụ thuộc thì chi nhánh phải thống kê, tập hợp giấy tờ gửi về doanh nghiệp để doanh nghiệp kê khai và quyết toán thuế.

Về ngành nghề kinh doanh: ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Trong trường hợp chi nhánh khác tỉnh có nhu cầu thực hiện các ngành nghề kinh doanh khác với ngành nghề của doanh nghiệp thì doanh nghiệp nên thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh.

Đối với những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống, thì nên lựa chọn là hoạch toán độc lập. Do ngành nghề liên quan đến ăn uống đăng ký ở địa phương nào thì địa phương đó quản lý nên khi thành lập chi nhánh khác tỉnh thì vẫn phải đăng ký hình thức hoạch toán độc lập để thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.

Trên đây là những nội dung mà Chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc liên quan đến vấn đề Hồ sơ thành lập chi nhánh khác tỉnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Hồ sơ thành lập chi nhánh khác tỉnh bạn đọc vui lòng liên hệ để được Chúng tôi tư vấn trực tiếp. Xin cảm ơn!

->>> Tham khảo thêm : Thành lập chi nhánh công ty

5/5 - (5 bình chọn)