Hồ sơ công bố mỹ phẩm gồm những gì?

  • Tác giả: Ngọc Lan |
  • Cập nhật: 29/03/2024 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 448 Lượt xem
5/5 - (4 bình chọn)

Hồ sơ công bố mỹ phẩm là một trong những hồ sơ quan trọng đối với quá trình công bố sản phẩm mỹ phẩm. Vậy, công bố mỹ phẩm là gì?

Nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề Hồ sơ công bố mỹ phẩm gồm những gì?

Hồ sơ công bố mỹ phẩm gồm những gì?

Câu hỏi được rất nhiều người đặt ra khi thực hiện công bố mỹ phẩm đó là Hồ sơ công bố mỹ phẩm gồm những gì?

Thứ nhất: Đối với sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu

Quy định tại Điều 4 – Thông tư số 06/2011/TT-BYT, quy định về quản lý mỹ phẩm vào ngày 25/01/2011 thì hồ sơ công bố mỹ phẩm nhập khẩu, bao gồm:

– Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (02 bản) kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố);

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (có chữ ký và đóng dấu của doanh nghiệp). Trường hợp mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất thì phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà sản xuất (có chứng thực hợp lệ);

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (áp dụng đối với mỹ phẩm nhập khẩu và mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất);

Đối với sản phẩm nhập khẩu thì Giấy ủy quyền phải là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Giấy ủy quyền phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 6 Thông tư này.

– Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS): Chỉ áp dụng đối với trường hợp công bố mỹ phẩm nhập ngoại và đáp ứng các yêu cầu sau:

+ CFS do nước sở tại cấp là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ, còn hạn. Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp;

+ CFS phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thứ hai: Đối với sản phẩm mỹ phẩm sản xuất trong nước

– Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;

– Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm được cấp cho nhà sản xuất;

– Bản chính hoặc bản sao Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải nhà sản xuất);

– Bản công thức của mỹ phẩm công bố;

– Bản tiêu chuẩn chất lượng của mỹ phẩm và phương pháp thử;

– Phiếu kiểm nghiệm của mỹ phẩm;

– Dữ liệu kỹ thuật hoặc dữ liệu lâm sàng để chứng minh những công dụng đặc biệt của sản phẩm (nếu có).

Trình bày phiếu công bố mỹ phẩm và một số giấy tờ liên quan

Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm

Căn cứ theo mẫu phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm tại Phụ lục số 01-MP của Thông tư số 06/2011/TT-BYT doanh nghiệp sẽ điền đầy đủ các mục sau:

– Thông tin sản phẩm.

– Thông tin về nhà sản xuất/đóng gói.

– Thông tin về tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường.

– Thông tin về người đại diện theo pháp luật của công ty.

– Thông tin về công ty nhập khẩu.

– Danh sách thành phần, trong đó cần đặc biệt chú ý:

+ Ghi đầy đủ thành phần có trong mỹ phẩm theo thứ tự hàm lượn giảm dần,

+ Nếu rõ tỷ lệ % các thành phần có quy định về giới hạn hàm lượng, nồng độ tại các phụ lục của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN.

+ Thành phần với hàm lượng nhỏ hơn 1% có thể liệt kê  theo bất kỳ thứ tự nào sau các thành phần có hàm lượng lớn hơn 1%.

+ Tên thành phần phải được ghi bằng danh pháp quốc tế.

Giấy ủy quyền được phép phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (LOA)

Giấy ủy quyền được trình bày bằng tiếng Việt, tiếng Anh hoặc song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Nội dung tối thiểu mà Giấy ủy quyền cần đáp ứng, bao gồm:

– Tên, địa chỉ của nhà sản xuất và tên, địa chỉ của chủ sở hữu sản phẩm.

– Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được ủy quyền.

– Nhãn hàng hoặc tên sản phẩm được ủy quyền.

– Phạm vi ủy quyền.

– Thời hạn ủy quyền.

– Cam kết cung cấp đầy đủ Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường tại Việt Nam.

– Họ và tên, chức danh và chữ ký của chủ thể đại diện cho bên ủy quyền.

Bên cạnh đó, trường hợp hồ sơ nộp lần đầu không đầy đủ hoặc chính xác, buộc cá nhân tổ chức phải sửa đổi bổ sung thì hồ sơ bổ sung của đơn vị, bao gồm:

+ Văn bản giải trình về việc sửa đổi, bổ sung của tổ chức, cá nhân đứng tên công bố.

+ Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố) hoặc tài liệu khác được sửa đổi, bổ sung.

Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung đáp ứng theo quy định của Thông tư số 06/2011/TT-BYT, cơ quan Quản lý Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm ban hành số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.

Như vậy, hồ sơ công bố mỹ phẩm gồm những gì? Đã được chúng tôi phân tích rõ trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng hướng dẫn thủ tục công bố mỹ phẩm trình bày một số loại Giấy tờ có trong hồ sơ công bố mỹ phẩm.

Khi có nhu cầu xin giấy phép công bố mỹ phẩm, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới Công ty Luật Hoàng Phi để tham khảo thông tin và yêu cầu sử dụng dịch vụ.

5/5 - (4 bình chọn)