Hiệu lực của văn bản pháp luật là gì?
Có thể thấy hệ thống văn bản pháp luật của nước ta rất nhiều. Tuy nhiên rất nhiều văn bản đã hết hiệu lực mà người sử dụng có thể không nắm được.
Hiệu lực của văn bản pháp luật là gì? là câu hỏi được đông đảo bạn đọc quan tâm. Hãy cùng đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi tìm hiểu câu trả lời qua nội dung bài viết sau.
Văn bản pháp luật là gì?
Văn bản pháp luật là văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành, theo trình tự, thủ tục, hình thức đã được quy định trước đó, nhằm thể hiện ý chí của chủ thể ban hành và từ văn bản này đạt được mục đích quản lý đặt ra.
Đặc điểm của văn bản pháp luật
Một số đặc điểm của văn bản pháp luật:
+ Văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành quy định mỗi một loại văn bản pháp được quy định rõ bộ phận nào của nhà nước, trong tình huống nào được ban hành.
Có những loại văn bản được rất nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành nhưng bên cạnh đó có một số văn bản chỉ được một vài cơ quan ban hành.
+ Văn bản pháp luật phải được hình thành theo trình tự, thủ tục, hình thức trình bày nhất định. Mỗi một loại văn bản pháp luật có những yêu cầu về hình thức, trình tự, thủ tục riêng. Nhưng điểm chung là chúng phải tuân theo những yêu cầu được đặt ra trước đó với từng loại.
+ Bên cạnh đó nội dung của Văn bản pháp luật mang ý chí của chủ thể ban hành. Ý chí của chủ thể ban hành thể hiện qua nội dung của văn bản pháp luật. Gồm những quy định về cho phép, cấm, bắt buộc làm một nội dung của cơ quan quản lý, người có thẩm quyền.
+ Văn bản pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện và mang tính bắt buộc. Văn bản pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện và mang tính bắt buộc, đồng thời Nhà nước có những chế tài đặt ra để đảm bảo rằng ý chí của chủ thể có thẩm quyền trong văn bản pháp luật được thực hiện rộng rãi trong đời sống.
Hiệu lực của văn bản pháp luật là gì?
Để trả lời cho câu hỏi Hiệu lực của văn bản pháp luật là gì thì theo như chúng tôi nghiên cứu thì hiệu lực pháp luật là được hiểu là giá trị pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật để thi hành hoặc áp dụng văn bản đó.
Hiệu lực của văn bản pháp luật sẽ thể hiện thứ bậc cao thấp của văn bản trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, thể hiện phạm vi tác động hoặc phạm vi điều chỉnh của văn bản về thời gian, không gian và về đối tượng áp dụng.
Ngoài ra nội dung của văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, đảm bảo tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật. Nếu các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Hiệu lực của văn bản pháp luật
Ngoài tìm hiểu Hiệu lực của văn bản pháp luật là gì chúng tôi xin giải đáp vấn đề hiệu lực của văn bản pháp luật. Văn bản pháp luật có hiệu lực về thời gian và không gian.
– Hiệu lực về thời gian thể hiện qua:
Việc được quy định trong văn bản luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố (trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác). Ví dụ: Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 06/07/1995, có qui định văn bản pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 01/08/1995.
Văn bản pháp luật của Chủ tịch nước (lệnh, quyết nghị) thì có hiệu lực kể từ ngày đăng công báo (trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác).
Văn bản pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thì có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Khi văn bản pháp luật hết hiệu lực khi đã hết thời hạn có hiệu lực được quy định trong văn bản đó hay được thay thế bằng một văn bản mới của chính cơ quan đã ban hành văn bản đó hoặc bị hủy bỏ, bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài ra văn bản pháp luật các cấp có hiệu lực kể từ ngày kí trừ trường hợp có qui định có hiệu lực về sau trong văn bản pháp luật.
– Hiệu lực về không gian
Ðối với những văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành thì có hiệu lực trong phạm vi cả nước (trừ trường hợp có quy định khác, ví dụ quản lý khu vực biên giới, vùng đặc khu kinh tế).Ví dụ: Nghị quyết của Quốc hội thì có hiệu lực pháp lý trên phạm vi cả nước.
Ðối với những văn bản pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ban hành thì có hiệu lực trong phạm vi từng địa phương nhất định. Ví dụ: Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ thì chỉ có hiệu lực pháp lý trên phạm vi tỉnh Phú Thọ.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Hiệu lực của văn bản pháp luật là gì đến bạn đọc.
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

Đăng ký nhãn hiệu hàng thời trang
Cập nhật: 15/09/2021

Đăng ký thương hiệu mỹ phẩm như thế nào ?
Cập nhật: 15/09/2021

Đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 như thế nào?
Cập nhật: 15/09/2021

Cá nhân có được đăng ký nhãn hiệu hay không?
Cập nhật: 15/09/2021

Đăng ký thương hiệu quán trà chanh
Cập nhật: 15/09/2021

Đăng ký nhãn hiệu FUJIANIKO cho nhóm sản phầm 04
Cập nhật: 15/09/2021

Đăng ký nhãn hiệu miLKY FOODS cho nhóm mua bán các sản phẩm sữa
Cập nhật: 15/09/2021

Đăng ký bảo hộ thương hiệu thiết bị điện tử
Cập nhật: 15/09/2021

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho bình ắc quy
Cập nhật: 15/09/2021

Đăng ký nhãn hiệu rau củ quả tươi như thế nào ?
Cập nhật: 15/09/2021

Đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phầm làm từ vải
Cập nhật: 15/09/2021

Đăng ký bảo hộ thương hiệu thời trang
Cập nhật: 15/09/2021

Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mỹ phẩm – Tư vấn sở hữu trí tuệ
Cập nhật: 15/09/2021

Đăng Ký Thương Hiệu Cho Vật Liệu Xây Dựng Năm 2023
Cập nhật: 15/09/2021

Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ kinh doanh bất động sản
Cập nhật: 15/09/2021

Đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm kính đeo mắt
Cập nhật: 15/09/2021

Đăng ký thương hiệu cửa hàng thú cưng như thế nào ?
Cập nhật: 15/09/2021

Đăng ký bảo hộ thương hiệu nước súc miệng
Cập nhật: 15/09/2021

Đăng ký nhãn hiệu cho nước rửa tay
Cập nhật: 15/09/2021

Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm phòng cháy
Cập nhật: 15/09/2021

Đăng ký nhãn hiệu để làm gì?
Cập nhật: 15/09/2021

Đăng ký nhãn hiệu tại Cần Thơ như thế nào?
Cập nhật: 15/09/2021

Đăng ký nhãn hiệu PESAN cho nhóm vật liệu xây dựng
Cập nhật: 15/09/2021

Đăng ký thương hiệu khẩu trang y tế
Cập nhật: 15/09/2021

Đăng ký thương hiệu thẩm mỹ viện như thế nào ?
Cập nhật: 15/09/2021

Đăng ký thương hiệu nhà hàng
Cập nhật: 15/09/2021

Đăng ký thương hiệu cho đồ nội thất
Cập nhật: 15/09/2021

Đăng ký thương hiệu dịch vụ chăm sóc làm đẹp spa
Cập nhật: 15/09/2021

Đăng ký thương hiệu ở đâu?
Cập nhật: 15/09/2021

Đăng ký thương hiệu cửa hàng thú cưng như thế nào ?
Cập nhật: 15/09/2021

Đăng ký nhãn hiệu tại Cần Thơ như thế nào?
Cập nhật: 15/09/2021

Đăng ký nhãn hiệu tại Vĩnh Phúc
Cập nhật: 15/09/2021

Đăng ký thương hiệu phòng khám
Cập nhật: 15/09/2021

Đăng ký nhãn hiệu hạt điều như thế nào ?
Cập nhật: 15/09/2021

Đăng ký nhãn hiệu cho thực phẩm
Cập nhật: 15/09/2021