Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì?

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 17/05/2023 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 130 Lượt xem
5/5 - (30 bình chọn)

Để bảo hộ cho nhãn hiệu thì cá nhân, doanh nghiệp là chủ sở hữu cần làm thủ tục với cơ quan chức năng có thẩm quyền và khi đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Vậy Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì? Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực bao lâu? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu ích.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu còn được gọi là Văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu, đây là một trong những loại văn bằng bảo hộ ghi nhận chủ sở hữu của nhãn hiệu, đối tượng, phạm vi và thời gian bảo hộ.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là loại giấy tờ quan trọng trong việc xác minh được đâu là chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu. Có thể xem đây là chứng từ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ tư cách của chủ thể sở hữu đối với nhãn hiệu đã đăng ký, cũng như là căn cứ quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp, xâm phạm…

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thể hiện những nội dung gì?

Trên giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ thể hiện:

– Số đăng ký

– Chủ giấy chứng nhận: Tên, địa chỉ

– Số đơn

– Ngày nộp đơn

– Cấp theo quyết định số

– Hiệu lực của giấy chứng nhận: Có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm từ ngày nộp đơn. Có thể gia hạn.

– Mẫu nhãn hiệu được đăng ký

Lưu ý: Mỗi đơn đăng ký yêu cầu cấp giấy chứng nhận chỉ cho một nhãn hiệu nhưng có thể dùng cho một hoặc nhiều hàng hóa, dịch vụ khác nhau.

Tra cứu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Việc tra cứu sẽ giúp kiểm tra xem nhãn hiệu mà cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký có bị “trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu khác đã đăng ký hay chưa để đưa ra giải pháp hợp lý.

Đồng thời tra cứu để Tránh mất thời gian, chi phí, bởi Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hàng năm là hơn 30.000 đơn đăng ký. Do đó, việc lựa chọn nhãn hiệu không tương tự hoặc trùng với những nhãn hiệu đã nộp trước là rất quan trọng đối với những chủ sở hữu nộp sau.

Trong trường hợp kết quả tra cứu là không khả quan cho khả năng đăng ký, việc này sẽ giúp chủ đơn tránh mất kinh phí để tiến hành đăng ký cũng như thời gian chờ đợi Cục Sở Hữu Trí Tuệ xét duyệt hồ sơ.

Sau khi đã đăng ký, việc tra cứu sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp có thể kiểm tra thông tin trong Giấy chứng nhận nhãn hiệu đã được cấp có chính xác với dữ liệu trong hệ thống thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ hay chưa; nếu có phát sinh sai sót thì kịp thời chỉnh sửa lại.

->>>> Tham khảo thêm: Tra cứu nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN. Phần mô tả nhãn hiệu: mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc la-mã thì phải dịch ra chữ số ả-rập; phần Danh mục các hàng hoá/dịch vụ trong tờ khai phải được phân  nhóm phù hợp với bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ (theo Thoả ước Nice lần thứ 11)

– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;

– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Các tài liệu khác (nếu có)

– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực bao lâu?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Về thời hạn thì giấy chứng nhận này có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

Khác với một số loại văn bằng bảo hộ khác, loại văn bằng này cơ thể thực hiện gia hạn sau khi hết hiệu lực. Để gia hạn thì chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực và thực hiện thủ tục do Chính phủ quy định.

Thời gian để gia hạn hiệu lực là 6 tháng trước khi văn bằng hết hiệu lực. Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực.

Lưu ý: nếu gia hạn sau khi giấy chứng nhận hết hiệu lực càng trễ thì mức phí người chủ văn bằng phải chịu là càng cao.

Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ khi nào?

– Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định

– Chủ văn bằng không còn tồn tại hoặc không còn hoạt động kinh doanh mà không có người thừa kế hợp pháp.

– Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc ngƣời được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực.

– Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;

– Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;

– Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

Khi có nhu cầu gia hạn nhãn hiệu, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới Công ty Luật Hoàng Phi để tham khảo thông tin và yêu cầu sử dụng dịch vụ.

->>> Tham khảo thêm: Đăng ký sáng chế

->>> Tham khảo thêm: Đăng ký kiểu dáng công nghiệp

5/5 - (30 bình chọn)