Gdp là gì? Cách tính Gdp như thế nào?

  • Tác giả: Phương Thảo |
  • Cập nhật: 19/08/2021 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 1085 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Trong lĩnh vực kinh tế hiện nay có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng trong thực tế. Trong đó Gdp cũng là một khái niệm thường xuyên được sử dụng.

Trên thực tế Gdp được sử dụng khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu được khái niệm Gdp. Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp những vấn đề thắc mắc về khái niệm Gdp, công thức tính Gdp ra sao?

Gdp là gì?

Gdp là giá thị trường của các hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ra trên lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kì nhất định thông thường là một năm.

Gdp là một chỉ số để đánh giá một cách tổng quan nhất về sự tăng trưởng của nền kinh tế, là chỉ số để đánh giá mức độ phát triển của một vùng hoặc của một quốc gia. Hay nói cách khác Gdp chính là chỉ tiêu tổng hợp quan trọng để đánh giá tốc độ phát triển kinh tế của một đất nước.

Thông qua chỉ số Gdp sẽ là cơ sở để đưa ra chiến lược phát triển kinh tế, xã hội cho đất nước.

Một khái niệm quen thuộc khi nhắc đến Gdp chính là Gdp bình quân đầu người. Gdp bình quân đầu người phản ánh mức thu nhập cũng như chất lượng cuộc sống của người dân ở một quốc gia.

>>> Tham khảo: Số lượng tiếng Anh là gì?

Công thức tính gdp như thế nào?

Để tính Gdp có thể áp dụng các công thức dưới đây:

– Tính theo phương pháp chi tiêu, công thức để tính Gdp như sau:

GDP = tổng sản phẩm tiêu dùng hộ gia đình+ tổng sản phẩm tiêu dùng của chính phủ + tổng đầu tư + cán cân thương mại.

– Tính theo phương pháp chi phí hay còn gọi là phương pháp thu nhập Gdp được tính theo công thức như sau:

GDP = tiền lương + tiền cho thuê tài sản + tiền lãi + lợi nhuận + thuế + khấu hao tài sản cố định.

– Tính theo phương pháp giá trị gia tăng, công thức tính Gdp được xác định như sau:

GDP được tính bằng giá trị sản xuất – chi phí trung gian + thuế nhập khẩu.

Như vậy để tính Gdp có thể sử dụng các công thức như tính theo phương pháp chi tiêu, tính theo phương pháp chi phí hoặc tính theo phương pháp giá trị gia tăng. Do vậy để tính Gdp có thể sử dụng một trong các phương pháp trên.

>>> Tìm hiểu thêm: Chuyên ngành tiếng Anh là gì?

Gnp là gì?

Gnp là thu nhập từ các tài sản thuộc sở hữu của người dân, phản ánh giá trị bằng tiền toàn bộ sản phẩm cuối cùng do công dân của một nước sản xuất ra trong một thời gian nhất định thường là trong một năm.

Hay nói cách cách Gnp chính là tổng giá trị bằng tiền của các loại hàng hóa và dịch vụ do công dân của một nước sản xuất ra trong một thời kì nhất định, thường là tính theo một năm.

Trong sự phát triển của nền kinh tế hiện nay Gnp đóng vai trò rất quan trọng vì nó được dùng để đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước.

Qua chỉ số Gnp có thể biết được nước đó có nền kinh tế ra sao, đời sống của người dân như thế nào.

Gnp được tính theo công thức như sau:

GNP = chi phí tiêu dùng cá nhân + tổng đầu tư cá nhân quốc nội + chi phí tiêu dùng chính phủ + (kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ – kim ngạch nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ) + thu nhập ròng.

Lưu ý sản phẩm cuối cùng sử dụng để tính Gnp là sản phẩm được đem đi tiêu thụ trực tiếp mà không phải là sản phẩm trung gian sử dụng để sản xuất ra một sản phẩm khác.

Gnp không tính thu nhập kiếm được của người nước ngoài và của doanh nghiệp nước ngoài mà chỉ tính số tiền mà công dân của một nước kiếm được ở bất kì nơi nào trên thế giới.

>>> Tham khảo: Hợp đồng gia công là gì mới nhất năm 2020?

Phân biệt Gdp và Gnp như thế nào?

Để phân biệt được Gnp và Gdp có thể dựa vào các đặc điểm như sau:

Giống nhau:

– Chỉ số dùng để tính Gdp và Gnp đều là con số cuối cùng của một quốc gia trong một năm.

– Cả Gdp và Gnp đều được tính toán dựa trên một công thức xác định.

– Gdp và Gnp đều được sử dụng để đánh giá trình độ phát triển của một đất nước hay một quốc gia.

Điểm khác nhau giữa Gdp và Gnp:

– Gdp là tổng sản phẩm trong nước, bao gồm tổng sản lượng quốc gia trong đó tính luôn cả nguồn thu từ ngoài lãnh thổ của quốc gia đó.

–  Gnp là tổng sản lượng quốc gia bao gồm cả trong và ngoài nước. Như vậy Gnp mang nghĩa rộng sơn so với Gdp.

Như vậy Gdp và Gnp đều được sử dụng để đánh giá tốc độ phát triển kinh tế của một đất nước hay của một quốc gia. Tuy nhiên để tránh nhầm lẫn hai khái niệm này cần phân biệt rõ:

Gnp là tổng sản phẩm của một nước hay một quốc gia, Gnp bao sẽ bao gồm toàn bộ giá trị được công dân có quốc tịch của quốc gia đó sản xuất ra trong một khoảng thời gian nhất định mà không dựa vào lãnh thổ.

Trong đó Gdp lại phản ánh giá trị tính trên vùng lãnh thổ của một nước hoặc một quốc gia, không phân biệt quốc tịch. Hay nói cách khác Gdp được tính trên một lãnh thổ của quốc gia có thể bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ của công dân hoặc công ty nước ngoài thuộc lãnh thổ được tính đến.

Ví dụ: Công ty A có công ty sản xuất đặt tại nước Mỹ để phục vụ thị trường trong nước. Theo đó mọi thu nhập từ việc buôn bán của công ty này được tính vào Gdp của nước Mỹ.

Nhưng lương của công dân nước Pháp đang làm việc tại công ty A này sẽ được tính vào Gnp của nước Pháp.

Qua đó có thể thấy rằng chỉ số Gdp được tính theo thu nhập có trên lãnh thổ của một quốc gia, không phân biệt công dân hoặc doanh nghiệp nước ngoài miễn sao thu nhập được tạo ra trên lãnh thổ của nước được tính đến.

Còn Gnp sẽ tính theo thu nhập của một công dân tạo ra bao gồm cả thu nhập trong nước và ngoài nước. Có nghĩa là chỉ số Gnp được tính dựa trên thu nhập của một công dân mang quốc tịch của một nước có thể thu nhập đó tạo ra trên chính lãnh thổ của nước mình hoặc cũng có thể tạo ra trên lãnh thổ của nước khác.

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được những thắc mắc về khái niệm Gdp, công thức được sử dụng để tính mức Gdp của một quốc gia. Phân biệt được khái niệm Gdp và Gnp.

>>> Tham khảo: Văn phòng phẩm tiếng Anh là gì?

5/5 - (5 bình chọn)