Đường bộ là gì?

  • Tác giả: Phương Thảo |
  • Cập nhật: 13/08/2021 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 484 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Giao thông đường bộ là hệ thống giao thông nguyên thủy nhất của con người. Vậy, đường bộ là gì? Các chủ thể vi phạm an toàn giao thông phải chịu trách nhiệm pháp lý khi vi phạm an toàn giao thong đường bộ hay không? Sau đây, TBT Việt Nam sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Đường bộ là gì?

Theo quy định pháp luật hiện hành, đường bộ được quy định dưới dạng liệt kê thay vì khái niệm cụ thể; bao gồm:

+ Đường: Là một hệ thống bao gồm lòng đường, mặt đường, lề đường, hè phố;

+ Cầu đường bộ, bao gồm: cầu vượt sông, cầu vượt khe núi, cầu vượt trong đô thị, cầu vượt đường bộ, cầu vượt đường sắt, cầu vượt biển, kể cả cầu dành cho người đi bộ;

+ Hầm đường bộ, gồm: hầm qua núi, hầm ngầm qua sông, hàm chui qua đường bộ, hầm chui qua đường sắt, hầm chui qua đô thị, hầm dành cho người đi bộ;

+ Bến phà, cầu phao đường bộ, đường ngầm, đường tràn.

Từ những liệt kê trên, có thể hiểu đơn giản rằng đường bộ là đường đi trên đất liền hoặc được xây dựng bắt đầu từ đất liền, dùng cho người đi bộ và các phương tiện giao thông đường bộ.

Cùng với việc giải thích đường bộ là gì? chúng tôi sẽ cung cấp đến Quý độc giả một số thông tin pháp lý liên quan đến đường bộ trong các nội dung tiếp theo của bài viết.

Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm an toàn giao thông đường bộ

Tùy vào hành vi và mức độ vi phạm mà người vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ có thể bị xử lý vi phạm hành chính, dân sự; thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trách nhiệm hành chính:

Đa số các trường hợp vi phạm quy định an toàn giao thông đường bộ đều bị xử phạt hành chính.

Các hành vi vi phạm và mức xử phạt được quy định tại Luật an toàn giao thông đường bộ 2008, Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt và các văn bản pháp luật khác liên quan.

Trách nhiệm dân sự:

Chủ thể phải chịu trách nhiệm dân sự khi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ và gây thiệt hại về người, vật chất theo quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của pháp luật dân sự.

Khi đó, chủ thể vi phạm phải thực hiện bồi thường tương ứng với thiệt hại xảy ra do hành vi vi phạm của mình.

Căn cứ xác định trách nhiệm dân sự như sau:

– Khi có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác và gây ra thiệt hại. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc do các bên tự thỏa thuận.

Trách nhiệm hình sự:

Khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

“ 1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên…”

Như vậy, một người chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về việc vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ khi và chỉ khi:

– Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ;

– Gây thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề Đường bộ là gì? Xử lý vi phạm an toàn giao thông đường bộ. Mọi thắc mắc liên quan tới nội dung bài viết, quý vị có thể liên hệ qua tổng đài tư vấn 1900 6560 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Trân trọng cảm ơn!

5/5 - (5 bình chọn)