Đóng bảo hiểm bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản năm 2023?
Mỗi người lao động cần nắm rõ quy định của pháp luật về chế độ thai sản để đảm bảo quyền và lợi ích của mình.
Chế độ thai sản là một trong những chế độ hưởng của bảo hiểm xã hội, chế độ này được áp dụng đối với người lao động khi thuộc các trường hợp đóng bảo hiểm theo quy định, nhằm hỗ trợ đảm bảo thu nhập cho người lao động trong thời kỳ thai sản. Vậy đóng bảo hiểm bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản? Bài viết sẽ giúp Quý độc giả giải đáp được thắc mắc này.
>> Tham khảo: Hướng Dẫn Cách Tra Cứu Quá Trình Đóng Bảo Hiểm Xã Hội
Có thai rồi mới đóng bảo hiểm thai sản có được không?
Điều kiện để được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại pháp luật về bảo hiểm xã hội, cụ thể tại Điều 31, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Lao động nữ khi mang thai;
– Lao động nữ khi sinh con;
– Lao động nữ trường hợp mang thai hộ và người mẹ được nhờ mang thai hộ theo đúng pháp luật hôn nhân gia đình;
– Người lao động khi nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
– Lao động nữ có đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện các biện pháp triệt sản;
– Lao động nam đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con;
Người lao động nếu thuộc các trường hợp trên để được hưởng chế độ thai sản phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc trường hợp nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp người lao động nữ sinh con có thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Như vậy, điều kiện để hưởng chế độ thai sản là phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh. Nếu người lao động có thai rồi mới đóng bảo hiểm xã hội và đóng đủ 06 tháng (không cần liên tục) trước khi sinh thì hoàn toàn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
>> Tham khảo: Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Đóng bảo hiểm 06 tháng có được hưởng thai sản không?
Căn cứ theo các trường hợp người lao động được hưởng bảo hiểm thai sản quy định nêu trên, trong thời gian 12 tháng trước khi sinh có đóng đủ 06 tháng bảo hiểm xã hội (có thể không liên tục) trở lên thì được hưởng bảo hiểm thai sản khi nghỉ sinh con.
Quy định về thời gian đóng bảo hiểm 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh được quy định tại khoản 1, điều 9 Thông tư 59/2015/TT – BLĐTBXH hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, theo đó khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh được xác định như sau:
– Trường hợp người lao động khi sinh con hoặc khi nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc trường hợp nhận nuôi con nuôi;
– Trường hợp khi người lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính là thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó nếu không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định nêu trên.
Như vậy, khi người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 06 tháng, tuy nhiên 06 tháng đó phải được xác định nằm trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh thì được hưởng bảo hiểm thai sản.
Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không đủ 06 tháng nhưng vẫn được hưởng chế độ thai sản nếu đã tham gia đóng bảo hiểm từ đủ 12 tháng trở lên, khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai có chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.
>> Tham khảo: Hồ sơ hưởng chế độ thai sản mới nhất
Thời gian đóng bảo hiểm bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản?
Bên cạnh việc người lao động phải thuộc một trong các đối tượng được áp dụng hưởng chế độ thai sản theo quy định thì người lao động cần phải đáp ứng điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng chế độ thai sản. Theo đó:
Lao động nữ sinh con đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con thì đáp ứng đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng (thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng). Nếu trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi cứ mỗi con, được nghỉ thêm 01 tháng.
Ngoài ra, đối với trường hợp lao động nữ sinh con, pháp luật quy định thêm một trường hợp không cần đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh mà vẫn được hưởng chế độ thai sản. Cụ thể:
Người lao động đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên, khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai có chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.
Như vậy, lao động nữ đáp ứng đủ 03 điều kiện sau đây thì vẫn được hưởng chế độ thai sản:
– Người lao động đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên;
– Phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền vì không thể tiếp tục công việc;
– Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.
Mức hưởng thai sản trong trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được quy định bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản (không cần liên tiếp).
Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm nhưng chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương của các tháng mà người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, người lao động còn được nhận thêm khoản trợ cấp một lần cho mỗi con được tính bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng mà lao động nữ sinh con. Với mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng thì trợ cấp một lần tương ứng 2 x 1.490.000 = 2.980.000 đồng (lưu ý: từ ngày 01/07/2020 mức lương cơ sở tăng lên 1.600.000 đồng).
->>>> Tham khảo thêm: Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội miễn phí
->>>> Tham khảo thêm: Tổng đài tư vấn bảo hiểm y tế miễn phí
->>>> Tham khảo thêm: Tổng đài tư vấn bảo hiểm thất nghiệp miễn phí

Đóng bảo hiểm 15 năm có được hưởng lương hưu?
Cập nhật: 03/01/2023

Hướng Dẫn Tra Cứu Bảo Hiểm Xã Hội Thành Phố Hồ Chí Minh mới nhất
Cập nhật: 03/01/2023

Hướng Dẫn Cách Tra Cứu Quá Trình Đóng Bảo Hiểm Xã Hội năm 2023
Cập nhật: 03/01/2023

Thủ Tục Gộp Sổ Bảo Hiểm Xã Hội mới nhất năm 2023 Như Thế Nào?
Cập nhật: 03/01/2023

Hợp Đồng Thử Việc Có Phải Đóng Bảo Hiểm năm 2023 Không?
Cập nhật: 03/01/2023

Năm 2023 nghỉ ốm trên 14 ngày có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Cập nhật: 03/01/2023

Hướng dẫn cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần mới nhất năm 2023
Cập nhật: 03/01/2023

Địa Chỉ, Giờ Làm Việc của Bảo hiểm xã hội Thành Phố Hồ Chí Minh 2023
Cập nhật: 03/01/2023

Chế độ nghỉ thai sản mới nhất năm 2023 theo quy định
Cập nhật: 03/01/2023

Sổ Bảo Hiểm Xã Hội Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Sổ Bảo Hiểm Xã Hội
Cập nhật: 03/01/2023

Chế độ thai sản cho chồng mới nhất năm 2023 như thế nào?
Cập nhật: 03/01/2023

Điều kiện hưởng chế độ thai sản mới nhất năm 2023 như thế nào?
Cập nhật: 03/01/2023

Thủ tục Đăng ký số điện thoại với cơ quan bảo hiểm xã hội năm 2023
Cập nhật: 03/01/2023

Nghỉ dưỡng sức sau sinh mới nhất năm 2023 như thế nào?
Cập nhật: 03/01/2023

Tổng đài tư vấn bảo hiểm thai sản toàn quốc uy tín năm 2023
Cập nhật: 03/01/2023

Thông tin liên hệ bảo hiểm xã hội quận Tân Bình mới nhất năm 2023
Cập nhật: 03/01/2023

Các thông tin về chế độ thai sản năm 2023 và những vấn đề liên quan
Cập nhật: 03/01/2023

Thủ tục báo tăng bảo hiểm xã hội cho người đã có sổ năm 2023 thế nào?
Cập nhật: 03/01/2023

Thông tin liên hệ bảo hiểm xã hội quận 12 thành phố Hồ Chí Minh 2023
Cập nhật: 03/01/2023

Năm 2023 đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản?
Cập nhật: 03/01/2023

Phải làm gì khi không nhớ số sổ bảo hiểm xã hội theo quy định năm 2023?
Cập nhật: 03/01/2023

Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2023 như thế nào?
Cập nhật: 03/01/2023

Công ty dưới 10 người năm 2023 có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Cập nhật: 03/01/2023

Tiền bảo hiểm xã hội năm 2023 sẽ được tính như thế nào?
Cập nhật: 03/01/2023

Hồ sơ làm bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2023 cần những gì?
Cập nhật: 03/01/2023

Địa Chỉ, Số Điện Thoại Bảo Hiểm Xã Hội Quận 1 cập nhật mới nhất
Cập nhật: 03/01/2023

Thời hạn nộp tiền bảo hiểm xã hội hàng tháng là ngày nào?
Cập nhật: 03/01/2023

Tìm hiểu về Bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2023 và các vấn đề liên quan
Cập nhật: 03/01/2023

Hướng dẫn cách tra cứu bảo hiểm xã hội đơn giản nhất năm 2023
Cập nhật: 03/01/2023

Thủ Tục Thanh Toán Bảo Hiểm Xã Hội Một Lần năm 2023 Như Thế Nào?
Cập nhật: 03/01/2023

Sổ bảo hiểm xã hội ai giữ? Quy định quản lý số bảo hiểm xã hội mới nhất?
Cập nhật: 03/01/2023

Thủ Tục Đăng ký Số Điện Thoại Với Cơ Quan Bảo Hiểm năm 2023
Cập nhật: 03/01/2023

Thủ Tục Báo Giảm Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất năm 2023
Cập nhật: 03/01/2023

Mất Sổ Bảo Hiểm Xã Hội Và Cách Giải Quyết Đơn Giản Nhất năm 2023
Cập nhật: 03/01/2023

Mã số bảo hiểm xã hội là gì? Tra cứu mã số bảo hiểm xã hội năm 2023?
Cập nhật: 03/01/2023

Thời gian báo giảm bảo hiểm xã hội năm 2023 như thế nào?
Cập nhật: 03/01/2023