Đơn xin việc kính gửi ai? Ghi trình độ văn hóa trong đơn xin việc như thế nào?

  • Tác giả: My Ly |
  • Cập nhật: 27/05/2022 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 152 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Đơn xin việc là loại được sử dụng phổ biến khi người lao động muốn ứng tuyển vào một vị trí việc làm nào đó. Vậy Đơn xin việc kính gửi ai? Ghi trình độ văn hóa trong đơn xin việc như thế nào?

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây.

Đơn xin việc là gì?

Đơn xin việc là loại văn bản giúp bày tỏ nguyện vọng và sự quan tâm của cá nhân với vị trí công việc đang ứng tuyển, đề cập đến những thông tin về kiến thức, thành tích hoặc kỹ năng nổi bật của bản thân có thể có lợi cho công ty nhằm thu hút và thuyết phục nhà tuyển dụng liên hệ với bạn hẹn lịch phỏng vấn.

Cùng với đơn xin việc thì trong hồ sơ xin việc thông thường phải kèm theo các giấy tờ, tài liệu như sau:

– Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của địa phương

– Đơn xin việc

– CV (Curriculum Vitae)

– Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân bản sao công chứng

– Giấy khám sức khỏe (dưới 6 tháng)

– Bằng cấp, chứng chỉ liên quan nếu có

– Ảnh chân dung (3×4 hoặc 4×6).

Đơn xin việc kính gửi ai? Ghi trình độ văn hóa trong đơn xin việc như thế nào?

Thứ nhất: Đơn xin việc kính gửi ai?

– Tùy vào trường hợp cụ thể, chủ thể nhận đơn xin việc nói riêng và hồ sơ xin việc nói chung có thể khác nhau.

Nếu như bạn biết rõ tên, giới tính của người nhận đơn thì cần phải ghi đầy đủ họ tên của người đó thể hiện sự gần gũi, tôn trọng của mình. Ví dụ: Kính gửi Mrs, Mr… hoặc Anh/Chị, Ông/Bà,…

Ngoài ra, nếu không tìm hiểu được người nhận đơn của mình là ai, bạn có thể lựa chọn các cách sau đây:

+ Kính gửi trưởng bộ phận tuyển dụng

Đây là cách viết kính gửi khi bạn không biết tên cụ thể của người nhận đơn thì bạn phải gửi cho người quản lý bộ phận tuyển dụng. Bạn không biết chính xác liệu trưởng phòng, quản lý có phải người thực sự quyết định hồ sơ của bạn có qua vòng hồ sơ hay không nhưng về tổng thể thì họ sẽ là người duyệt các quyết định mời phỏng vấn. Ví dụ: “Kính gửi Trưởng phòng tuyển dụng Công ty ABC”.

+ Kính gửi bộ phận tuyển dụng (chung chung)

Nếu phải lựa chọn một giải pháp an toàn khi bạn không biết người nhận đơn và ai, có phải là trưởng phòng tuyển dụng của công ty bạn ứng tuyển hay không thì bạn nên chọn cáchviết rằng “Kính gửi bộ phận tuyển dụng Công ty ABC…” sẽ là tốt nhất. Cho dù người nhận, duyệt đơn xin việc là ai thì cũng không thể “trừ điểm” vì bạn đã viết kính gửi cho bộ phận tuyển dụng chuyên phụ trách liên hệ ứng viên và quản lý nhân sự.

– Thứ hai: Ghi trình độ văn hóa trong đơn xin việc như thế nào?

+ Khi ghi phần trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch thì cần ghi theo cấp độ học được tính theo cấp độ từ tiểu học đến trung học phổ thông. Như vậy có thể ghi trình độ văn hóa sẽ ghi là 12/12 nếu người viết đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Trong những trường hợp khác thì người viết sơ yếu lý lịch sẽ dựa vào cấp học mà mình đã tốt nghiệp để ghi đúng vao phần này. Ví dụ nếu học đến lớp 8 thì sẽ ghi trình độ văn hóa là 8/12,…

Nếu học các chương trình bổ túc văn hóa thì cần ghi rõ chương trình bổ túc văn hóa đã từng học.

Khi điền thông tin vào mục trình độ văn hóa nhiều người hiện nay luôn băn khoăn giữa việc nên ghi là 12/12 hay là ghi trình độ văn hóa theo cấp học như đại học, cao học,…

Những người học trong giáo dục cao đẳng, đại học hoặc là cao hơn nữa cũng sẽ ghi trình độ văn hóa lá 12/12, phần chuyên ngành và ngành học thì người viết có thể nêu thêm trong sơ yếu nhưng không phải ở mục trình độ văn hóa mà nên điền vào mục trình độ chuyên môn.

Trên đây là bài viết Đơn xin việc kính gửi ai? Ghi trình độ văn hóa trong đơn xin việc như thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng những bài viết trên sẽ cung cấp đến quý bạn đọc kiến thức hữu ích nhằm giúp bạn đọc có thể dễ dàng hơn để viết đơn việc của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này bạn đọc vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp.

5/5 - (5 bình chọn)