Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật?

  • Tác giả: Phương Thảo |
  • Cập nhật: 07/03/2022 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 457 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật là gì?

Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật là việc các bên trong hợp đồng đơn phương chấm dứt hợp đồng trước khi hết thời hạn không theo đúng quy định của pháp luật, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin làm rõ với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Hiện nay pháp luật công nhận quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động và người sử dụng lao động khi họ thực hiện hết các nghĩa vụ mà pháp luật lao động quy định.

Do vậy có thể hiểu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật là trường hợp một bên chấm dứt hợp đồng lao động nhưng lại không tuân thủ theo các trường hợp và quy định mà pháp luật cho phép các bên được quyền chấm dứt.

Việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật sẽ khiến cho chủ thể vi phạm gánh chịu những hậu quả khác nhau.

Các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng?

Hiện nay pháp luật lao động đã quy định rõ ràng về các trường hợp mà người lao động và người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng.

– Đối với người lao động: Khi có một trong các căn cứ dưới đây thì người lao động được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ:

+ Bên phía người sử dụng lao động thực hiện không đúng theo thỏa thuận giữa hai bên đã được ghi nhận trong hợp đồng (công việc, địa điểm, thời gian làm việc…)

+ Bên phía người sử dụng lao động không thanh toán lương hoặc thanh toán không đúng hạn mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng

+ Người lao động phải nghỉ làm do cá nhân hoặc gia đình gặp vấn đề khó khăn, không thể tiếp tục thực hiện được công việc

+ Người lao động làm việc tại cơ quan dân cử hoặc trong các cơ quan nhà nước

+ Trường hợp lao động nữ đang mang thai và phải nghỉ do chỉ định của bác sĩ

+ Người lao động không đủ sức khỏe để làm việc do đau ốm, bị tai nạn

– Đối với người sử dụng lao động thì sẽ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong các trường hợp sau:

+ Có căn cứ chứng minh người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc được giao

+ Người lao động không đảm bảo sức khỏe để làm việc sau khi đã nghỉ để điều trị theo thời gian quy định

+ Do bên phía công ty gặp các khó khăn bởi các nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoạn hay những lý do khác không thể đề phòng trước như dịch bệnh… mà đã tìm biện pháp khắc phục nhưng vẫn phải đưa ra phương án thu hẹp kinh doanh, cắt giảm lao động

+ Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau khoảng thời gian hết thời hạn tạm hoãn HĐLĐ.

Trên đây đều là những trường hợp người lao động và người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Tuy nhiên các hành vi này chỉ được coi là đúng luật khi đảm bảo về thời gian báo trước cho bên còn lại một khoảng thời gian và thực hiện các nghĩa vụ pháp luật quy định.

Vì vậy mọi hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không thuộc một trong các trường hợp trên hoặc không thực hiện các nghĩa vụ , vi phạm thời gian báo trước thì đều bị coi là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật.

Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật phải làm sao?

Tại Điều 42 Bộ luật Lao động 2012 quy định về trách nhiệm pháp lý mà người sử dụng lao động phải gánh chịu khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật, gồm:

– Công ty phải nhận người lao động quay lại làm việc theo như nội dung hợp đồng đã giao kết trước đó

Thanh toán đầy đủ các quyền lợi khi nội dung trong hợp đồng đối với những ngày người lao động không được đi làm (tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội…) và bồi thường ít nhất 2 tháng tiền lương.

– Trong trường hợp người lao động không muốn quay lại làm việc thì ngoiaf tiền bồi thường nêu trên thì công ty phải chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc từ 1 năm trở lên

– Nếu công ty không muốn nhận người lao động quay lại làm việc và hai bên đã có sự thỏa thuận thì công ty bồi thường tiền gồm tiền lương những ngày người lao động bị nghỉ, bồi thường ít nhất 2 tháng tiền lương, trợ cấp thôi việc để chấm dứt HĐLĐ….

– Còn đối với phía người lao động thì khi phát hiện ra hành vi vi phạm thì có thể yêu cầu công đoàn bảo vệ quyền lợi của mình hoặc cơ quan khác có thẩm quyền giải quyết theo luật

Mức bồi thường khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật?

Trong trường hợp công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật thì ngoài việc thực hiện các nghĩa vụ ra thì công ty phải tiến hành bồi thường cho người lao động

Pháp luật không quy định cụ thể đối với mức bồi thường mà chỉ đưa ra những quy định chung. Mức bồi thường cụ thể sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp khác nhau và theo thỏa thuận của hai bên

– Công ty phải bồi thường khoản tiền tương ứng với sô ngày lương mà người lao động không được đi làm, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

– Bồi thường ít nhất 2 tháng tiền lương cho người lao động với mức lương theo thỏa thuận trong trong hợp đồng

– Nếu người lao động đủ điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc thì công ty phải thanh toán khoản trợ cấp thôi việc

– Nếu công ty vi phạm về khoản thời gian báo trước theo luật quy định thì công ty phải bồi thường khoản tiền tương ứng với số ngày vi phạm báo trước đó

Trên đây là toàn bộ nội dung về Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật? Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến TBT Việt Nam theo số tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6560.

->>>> Tham khảo thêm: Giấy phép lao động

5/5 - (5 bình chọn)