Điều kiện thành lập công ty cổ phần 2023 gồm những gì?

  • Tác giả: Ngọc Lan |
  • Cập nhật: 14/03/2023 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 443 Lượt xem

Thành lập doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần nói riêng cần phải đáp ứng nhiều điều kiện. Vậy đó là các điều kiện gì? Qua bài viết cụ thể về điều kiện thành lập công ty cổ phần mong rằng Quý độc giả sẽ có thêm các thông tin hữu ích để thành lập doanh nghiệp trên thực tế.

Điều kiện về tên công ty cổ phần

Điều kiện về tên công ty là điều kiện thành lập công ty cổ phần đầu tiên bởi có thể nói rằng tên công ty là yếu tố đầu tiên để nhận diện một doanh nghiệp. Pháp luật doanh nghiệp quy định điều kiện về tên công ty cổ phần như sau:

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự:

+ Loại hình doanh nghiệp. Đối với công ty cổ phần, tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty cổ phần” hoặc “ công ty CP”.

+ Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài

+ Đây là tên được được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

+ Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Tên viết tắt của doanh nghiệp

Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

Lưu ý:

– Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

– Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp:

– Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký

+  Tên trùng: là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

+ Tên gây nhầm lẫn:

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký.

Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.

Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đ%4ng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký

Đây là một trong số những trường hợp dẫn đến tình trạng nhầm lẫn về tên của doanh nghiệp khi đăng ký. Ngoài ra, ta có thể xem nhiều trường hợp khác đã được quy định cụ thể , chi tiết tại khoản  2 Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2014.

– Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

– Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Điều kiện về địa chỉ công ty cổ phần

Địa chỉ công ty là yếu tố không thể thiếu đối với công ty nói chung và công ty cổ phần nói riêng, là nơi diễn ra các hoạt động của công ty, là địa chỉ để xác định thẩm quyền về lãnh thổ của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các thủ tục.

– Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; địa chỉ email, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

– Trụ sở công ty cổ phần không được là chung cư, khu tập thể (trừ trường hợp tòa nhà xây dựng với mục địch cho thuê văn phòng).

Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Khi thành lập công ty cổ phần, ngành nghề sẽ phải áp theo mã hệ thống ngành nghề kinh doanh . Đối với những ngành nghề có điều kiện buộc phải thỏa mãn những điều kiện để được thành lập.

Ví dụ , về một số ngành nghề có điều kiện thường gặp như:

+ Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm: Không được đăng ký hoạt động trung tâm môi giới lao động, việc làm.

+ Bán buôn kim loại và quặng kim loại: Không được đăng ký lĩnh vực kinh doanh vàng miếng.

+ Đăng ký ngành nghề kinh doanh hóa chất: Phải đáp ứng quy định tại Điều 14 Luật Hóa chất năm 2007 và Điều 9 Nghị định 113/2017/NĐ-CP.

Điều kiện về cổ đông góp vốn công ty cổ phần

–  Về nhân thân (chủ thể):

Cổ đông của công ty cổ phần không chỉ là người góp tài sản vào công ty để được chia lợi nhuận, mà họ còn phải tham gia vào đời sống công ty với tư cách là chủ sở hữu,vì vậy họ phải có năng lực, điều kiện nhất định.

Có những đối tượng do địa vị xã hội, do tính chất nghề nghiệp , họ không thể trở thành cổ đông góp vốn công ty cổ phần. Cụ thể,  khoản 3 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 đã liệt kê những tổ chức , cá nhân không được phép góp vốn vào công ty cổ phần là:

+ Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.

+ Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

– Về tài sản (góp vốn):

Đây là điều kiện tiên quyết và bắt buộc bởi lẽ góp tài sản là hành vi tạo lập nên công ty và công ty được khoa học pháp lý quan niệm là một khối tài sản hay một tập hợp tài sản thuộc quyền sở hữu của các cổ đông.

Theo đó, trên cơ sở tự do ý chí, cá nhân hay tổ chức dùng tài sản của mình góp vào công ty để tạo lập nên vốn điều lệ của công ty (tối thiểu sở hữu ít nhất một cổ phần công ty cổ phần để trở thành cổ đông).

Điều kiện về vốn điều lệ công ty cổ phần

Pháp luật doanh nghiệp hiện hành không quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu cũng như tối đa đối với công ty cổ phần. Như vậy, vốn điều lệ của công ty cổ phần sẽ  do các cổ đông sáng lập tự thỏa thuận và ghi vào điều lệ của công ty.

Ngoài ra, với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định, ký quỹ thì vốn điều lệ của công ty còn phái đáp ứng điều kiện của pháp luật. Ví dụ , khi công ty đăng ký hoạt động ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ của công ty không thấp hơn mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh đó. Nhà nước không quy định mức vốn tối đa.

Thực tế, với những ngành nghề cụ thể mà công ty lựa chọn để kinh doanh, công ty còn phải đáp ứng các điều kiện chuyên ngành riêng biệt. Quý vị nên lưu ý để tránh vi phạm khi đăng ký thành lập và hoạt động.

Mọi thắc mắc về điều kiện thành lập công ty cổ phần, Quý vị có thể liên hệ TBT Việt Nam để chia sẻ và được giải đáp qua số 1900 6560. Trân trọng!

>>>>>> Tham khảo: Thành lập Công ty