Điều kiện hành nghề tư vấn pháp luật là gì?

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 14/09/2022 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 75 Lượt xem
5/5 - (6 bình chọn)

Cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay việc tư vấn pháp luật được nhiều người quan tâm. Để hành nghề tư vấn pháp luật thì phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định. Điều kiện hành nghề tư vấn pháp luật là gì?

Tư vấn pháp luật là gì?

Tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn ứng xử đúng pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm giúp công dân, tổ chức trong nước và quốc tế thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Tư vấn pháp luật là một trong các hình thức trợ giúp pháp lý.

Mục đích của tư vấn pháp luật là:

– Nâng cao sự hiểu biết cho người dân về quyền và nghĩa vụ công dân cũng như ý thức chấp hành pháp luật cho người dân;

– Góp phần tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật; giảm bớt thời gian khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đồng thời tăng cường đoàn kết trong cộng đồng.

– Đưa ra những kiến nghị, đề xuất kịp thời để hoàn chỉnh, bổ sung hệ thống pháp luật trên cơ sở thông qua hoạt động tư vấn pháp luật đồng thời nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu và thực trạng vi phạm pháp luật, cũng như thực trạng áp dụng pháp luật trong địa phương hay toàn quốc.

– Nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước; củng cố niềm tin của người dân đối với cơ quan nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật.

– Hoạt động tư vấn pháp luật là cầu nối quan trọng giữa người xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật, thực thi pháp luật và công dân.

Khái niệm tư vấn pháp luật đã được giải đáp ở nội dung trên, Điều kiện hành nghề tư vấn pháp luật là gì?

Ai được tư vấn pháp luật?

Tư vấn pháp luật là việc những chủ thể đủ điều kiện tư vấn pháp luật đưa ra những lời khuyên cho các chủ thể có nhu cầu để họ tham khảo khi giải quyết, quyết định công việc.

– Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 77/2008/NĐ-CP về tư vấn pháp luật người thực hiện tư vấn pháp luật bao gồm:

+ Tư vấn viên pháp luật;

+ Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm tư vấn pháp luật;

+ Cộng tác viên tư vấn pháp luật.

– Tư vấn pháp luật đòi hỏi người tư vấn phải phân tích toàn diện về các vấn đề và dựa trên các quy định của pháp luật để áp dụng cho từng tình huống cụ thể của từng người, từng vụ việc.

– Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của xã hội khi hiện nay ngày càng có nhiều các mối quan hệ được thiết lập, những vấn đề phát sinh trong mọi lĩnh vực xảy ra ngày càng nhiều.

– Việc tư vấn pháp luật giúp cho các chủ thể làm đúng theo quy định của pháp luật, đảm bảo được hoạt động của xã hội theo một chuẩn mực nhất định. Do vậy mà hoạt động tư vấn pháp luật có vai trò rất quan trọng và cần thiết đối với xã hội hiện nay.

– Hoạt động tư vấn luật sẽ giúp cho sự hiểu biết pháp luật được nâng cao, tránh được tình trạng cơ quan nhà nước lạm quyền, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để thực hiện những hành vi trái với quy định của pháp luật.

Điều kiện hành nghề tư vấn pháp luật

– Tư vấn viên pháp luật là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;

+ Có Bằng cử nhân luật;

+ Có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên.

– Tư vấn viên pháp luật được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật, được hoạt động trong phạm vi toàn quốc.

– Công chức đang làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân không được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật.

Điều kiện hành nghề tư vấn pháp luật là gì? Như vậy nếu muốn hành nghề tư vấn pháp luật thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định như trên.

Các hình thức tư vấn pháp luật

Điều kiện hành nghề tư vấn pháp luật là gì? đã được giải thích ở nội dung trên, theo đó gồm các hình thức tư vấn pháp luật sau:

– Tư vấn trực tiếp bằng lời nói

+ Thường được áp dụng với những vụ việc có tính chất đơn giản, khách hàng gặp gỡ người tư vấn để trình bày vụ việc của họ và nhờ người tư vấn pháp luật giúp họ tìm giải pháp của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả.

+ Tư vấn pháp luật bằng lời nói được thực hiện trong khuôn khổ hoạt động nghề nghiệp của người tư vấn với người yêu cầu đặc thù. Người tư vấn pháp luật phải là những người được pháp luật quy định về điều kiện chuyên môn đáp ứng được yêu cầu công việc theo quy định.

– Hình thức tư vấn bằng văn bản

Là người tư vấn trao đổi bằng văn bản với khách hàng, trao đổi mọi thông tin liên quan cần thiết đến những vấn đề mà khách hàng cần tư vấn.Việc tư vấn bằng văn bản thông thường được tiến hành khi:

+ Khách hàng ở xa và không trực tiếp đến gặp người tư vấn và không muốn tư vấn qua điện thoại.

+ Khách hàng muốn khẳng định độ tin cậy của giải pháp thông qua việc đề ra các câu hỏi để người tư vấn trả lời bằng văn bản.

+ Kết quả của việc tư vấn bằng văn bản có thể được khách hàng sử dụng để phục vụ cho mục đích khác của họ.

+ Việc tư vấn bằng văn bản có thể được thực hiện theo hai hình thức đó là khách hàng viết đơn, thư, chuyển fax và khách hàng trực tiếp đến gặp người tư vấn và đề nghị tư vấn bằng văn bản.

+ Khi thực hiện tư vấn bằng văn bản thông thường hai bên (người tư vấn và khách hàng) phải ký hợp đồng tư vấn pháp luật với nhau.

Tư vấn bằng lời nói hoặc tư vấn bằng văn bản đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định do đó tùy thuộc vào nhu cầu của mình khách hàng có thể lựa chọn hình thức tư vấn pháp luật phù hợp.

->>>> Tham khảo thêm: Tư vấn luật hình sự

->>>> Tham khảo thêm: Tư vấn luật dân sự

->>>> Tham khảo thêm: Tư vấn luật đất đai

->>>> Tham khảo thêm: Tư vấn luật doanh nghiệp

5/5 - (6 bình chọn)