Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu tại Hà Nội
Hà Nội là trung tâm của cả nước, nơi tập trung các cơ quan nhà nước đầu ngành, là nơi có nền kinh tế phát triển và cũng được nhiều cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn làm nơi khởi đầu cho sự nghiệp. Cũng theo đó, số đơn đăng ký nhãn hiệu ở khu vực Hà Nội cũng rất lớn. Vậy dịch vụ tra cứu nhãn hiệu tại Hà Nội ở đâu uy tín?
Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu là gì?
Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu là việc cá nhân, tổ chức có nhãn hiệu ủy quyền cho một đơn vị là tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp tiến hành tra cứu nhãn hiệu, đánh giá khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu trước khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chính thức.
Tại sao phải tìm dịch vụ tra cứu nhãn hiệu?
Có thể Quý vị đã biết, thủ tục tra cứu nhãn hiệu có 2 cách thức là tra cứu sơ bộ và tra cứu chuyên sâu. Đối với cách thức tra cứu sơ bộ, các thức này khá đơn giản bởi các thao tác có thể tự thực hiện được trên website thư viện số của Cục Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, thông tin từ website này chỉ mang tính chất tham khảo, không nên dựa vào đó để đưa ra quyết định nộp đơn đăng ký bởi mức độ chính xác thấp.
Bên cạnh đó, cách tra cứu thứ hai có mức độ chính xác cao hơn rất nhiều (khoảng 90%). Cách thức tra cứu này được thực hiện thông qua tổ chức đại diện quyền sở hữu trí tuệ, bên đại diện sẽ làm việc với chuyên viên của Cục Sở hữu trí tuệ để thực hiện tra cứu chuyên sâu cho nhãn hiệu. Với cách thức tra cứu này, buộc cá nhân, tổ chức phải làm thông qua dịch vụ đại diện.
Quy trình dịch vụ tra cứu nhãn hiệu
Sau khi Quý vị tin tưởng lựa chọn một bên đại diện sở hữu công nghiệp, nếu khách hàng có nhu cầu tra cứu chuyên sâu, thủ tục tra cứu sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Ký hợp đồng dịch vụ
Đây là việc rất quan trọng trong việc thực hiện dịch vụ, 2 bên sẽ thỏa thuận với nhau về các điều khoản liên quan đến nội dung làm việc, chi phí, quyền và nghĩa vụ của các bên…
Bước 2: Cung cấp thông tin, hồ sơ tra cứu nhãn hiệu
Để có thể tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu, khách hàng cần chuẩn bị thông tin, tài liệu tra cứu, bao gồm:
– Thông tin nhãn hiệu dự định tra cứu (file mềm)
– Thông tin về sản phẩm/dịch vụ mà nhãn hiệu muốn đăng ký.
Bước 3: Tra cứu chuyên sâu nhãn hiệu
Bên dịch vụ sẽ liên hệ với chuyên viên Cục Sở hữu trí tuệ để thực hiện tra cứu nhãn hiệu. Việc tra cứu này sẽ mất khoảng từ 7 – 10 ngày.
Bước 4: Nhận kết quả tra cứu nhãn hiệu
Sau khi có kết quả tra cứu nhãn hiệu chuyên viên sẽ gửi lại cho bên đại diện sở hữu công nghiệp. Bên đại diện sẽ gửi khách hàng và tư vấn. Nếu nhãn hiệu có dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký khác, sẽ hướng dẫn khách hàng sửa để có thể tiến hành đăng ký nhãn hiệu.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Sau khi xác định được khả năng đăng ký nhãn hiệu, nếu có thể tiến hành đăng ký, Quý vị cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu;
– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);
– Chứng từ nộp phí, lệ phí;
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận; (nếu có)
– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
Như vậy, tùy từng trường hợp cụ thể mà hồ sơ đăng ký nhãn hiệu có thể sẽ có những tài liệu khác nhau nhất định. Nếu Quý vị sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, bên đại diện sẽ cung cấp các tờ khai và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các tài liệu cần thiết.
Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu tại Hà Nội
Là một trong những đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp có trụ sở tại Hà Nội, chúng tôi cung cấp dịch vụ tra cứu nhãn hiệu tại Hà Nội và tất cả các tỉnh, thành phố khác trên cả nước. Chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng trong các công việc sau:
+ Tư vấn pháp luật có liên quan về sở hữu trí tuệ;
+ Tra cứu nhãn hiệu, đưa ra nhận xét về nhãn hiệu, đánh giá khả năng bảo hộ;
+ Hoàn thiện hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
+ Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
+ Theo dõi và làm các thủ tục cần thiết tại cục sở hữu trí tuệ;
+ Nhận kết quả và bàn giao lại cho khách hàng sử dụng.
Trên đây là nội dung bài viết dịch vụ tra cứu nhãn hiệu tại Hà Nội. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu liên hệ dịch vụ tại Hà Nội, vui lòng liên hệ Hotline dịch vụ: 0981.378.999.
->>>> Tham khảo thêm: Đăng ký logo độc quyền
->>>> Tham khảo thêm: Đăng ký bản quyền thương hiệu

Dịch vụ Tư vấn soạn thảo hợp đồng lao động
Cập nhật: 30/06/2022

Visa lao động là gì? Điều kiện để cấp visa lao động cho người lao động nước ngoài
Cập nhật: 30/06/2022

Thủ tục xin giấy phép lao động cho giáo viên là người nước ngoài
Cập nhật: 30/06/2022

Gia hạn giấy phép lao động tối đa được mấy lần?
Cập nhật: 30/06/2022

Chủ tịch hội đồng quản trị là người nước ngoài có cần xin giấy phép lao động?
Cập nhật: 30/06/2022

Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam có phải xin giấy phép lao động?
Cập nhật: 30/06/2022

Vốn điều lệ mở văn phòng công chứng?
Cập nhật: 30/06/2022

Kết hôn với người Việt Nam có được miễn giấy phép lao động?
Cập nhật: 30/06/2022

Thủ tục gia hạn giấy phép lao động
Cập nhật: 30/06/2022

Thời hạn giấy phép lao động bao lâu?
Cập nhật: 30/06/2022

Điều kiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
Cập nhật: 30/06/2022

Trường hợp nào không phải xin giấy phép lao động?
Cập nhật: 30/06/2022

Danh sách bệnh viện đủ điều kiện khám sức khỏe xin giấy phép lao động
Cập nhật: 30/06/2022

Thủ tục xác nhận người nước ngoài không phải xin cấp giấy phép lao động
Cập nhật: 30/06/2022

Thủ tục xác nhận người nước ngoài không thuộc trường hợp cấp giấy phép lao động
Cập nhật: 30/06/2022

Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH như thế nào?
Cập nhật: 30/06/2022

Tạm ngừng kinh doanh có phải thông báo cơ quan thuế hay không?
Cập nhật: 30/06/2022

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm như thế nào?
Cập nhật: 30/06/2022

Thời gian tạm ngừng kinh doanh như thế nào?
Cập nhật: 30/06/2022

Bổ sung ngành nghề kinh doanh mất bao nhiêu lâu
Cập nhật: 30/06/2022

Thành lập địa điểm kinh doanh có phải nộp thuế môn bài?
Cập nhật: 30/06/2022

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
Cập nhật: 30/06/2022

Đăng ký thương hiệu sạc dự phòng như thế nào?
Cập nhật: 30/06/2022

Đăng ký thương hiệu tỏi đen như thế nào ?
Cập nhật: 30/06/2022

Đăng ký nhãn hiệu hàng thời trang
Cập nhật: 30/06/2022

Đăng ký thương hiệu mỹ phẩm như thế nào ?
Cập nhật: 30/06/2022

Cá nhân có được đăng ký nhãn hiệu hay không?
Cập nhật: 30/06/2022

Đăng ký thương hiệu quán trà chanh
Cập nhật: 30/06/2022

Đăng ký nhãn hiệu ATIS cho nhóm máy tập thể dục ngoài trời và trong nhà
Cập nhật: 30/06/2022

Đăng ký nhãn hiệu FUJIANIKO cho nhóm sản phầm 04
Cập nhật: 30/06/2022

Đăng ký nhãn hiệu miLKY FOODS cho nhóm mua bán các sản phẩm sữa
Cập nhật: 30/06/2022