Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh ở Hà Nội

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 26/03/2024 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 599 Lượt xem
5/5 - (4 bình chọn)

Thay đổi đăng ký kinh doanh chính là thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Theo quy định từ Điều 40 đến Điều 54 Nghị định số 78/2015-NĐ/CP, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp bao gồm các vấn đề sau:

– Thay đổi địa chỉ trụ sở công ty;

– Thay đổi tên doanh nghiệp;

– Thay đổi thành viên hợp danh đối với loại hình công ty hợp danh; Thay đổi người đại diện theo pháp luật đối vói loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần;

– Thay đổi vốn điều lệ, thay đổi tỷ lệ vốn góp;

– Thay đổi thành viên đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

– Thay đổi chủ sở hữu đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

– Thay đổi chủ doanh nghiệp đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp chết, mất tích;

– Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;

– Bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh;

– Thay đổi vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân;

– Thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập công ty cổ phần;

– Thay đổi cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài trong công ty cổ phần chưa niêm yết;

– Thay đổi nội dung đăng ký thuế;

– Thay đổi thông tin người quản lý doanh nghiệp, thông tin cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, thông báo chào bán cổ phần riêng lẻ, thông báo cho thuê doanh nghiệp tư nhân, thông báo thay đổi thông tin người đại diện theo ủy quyền.

Tương ứng với quy định của pháp luật về thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh ở Hà Nội cũng sẽ đáp ứng đầy đủ các nội dung trong thay đổi đăng ký doanh nghiệp. Sau đây, chúng tôi xin được lựa chọn dịch vụ thay đổi tên doanh nghiệp để phân tích kỹ lưỡng gói dịch vụ này.

Khi lựa chọn dịch vụ thay đổi tên doanh nghiệp ở Hà Nội, quý khách hàng sẽ nhận được những lợi ích sau:

Thứ nhất: Khách hàng được các luật sư hay chuyên viên tư vấn giải thích rõ thế nào là tên doanh nghiệp.

Có thể hiểu một cách khái quát, tên doanh nghiệp là danh xưng được dùng để xác định, nhận dạng so với các doanh nghiệp khác trong một không gian, hoàn cảnh nhất định. Tên doanh nghiệp sẽ giúp cho việc xác định và định danh cụ thể một doanh nghiệp trở nên thuận tiện, dễ dàng và nhanh chóng. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp phải có tên gọi riêng, không được trùng, lặp với bất cứ doanh nghiệp nào. Tên gọi của doanh nghiệp hợp lệ so với các quy định của pháp luật về việc đặt tên doanh nghiệp sẽ  được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Theo quy định tại Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2014, tên của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Bên cạnh đó, khi đặt tên cho doanh nghiệp cần phải lưu ý về quy định đặt tên cho doanh nghiệp tại Điều 38, 39, 40 Luật doanh nghiệp 2014.

Tên của doanh nghiệp phải thể hiện rõ loại hình tổ chức để phân biệt với các doanh nghiệp khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động.

Qua khái niệm trên, có thể hiểu thay đổi tên doanh nghiệp là thay đổi danh xưng của doanh nghiệp, tuy nhiên việc thay đổi vẫn phải đảm bảo các quy định về tên doanh nghiệp được quy đinh tại luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Cần lưu ý, việc thay đổi tên của doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.

– Thứ hai: Khách hàng sẽ được luật sư hoặc chuyên viên tư vấn thông báo các tài liệu theo quy định của pháp luật để hoàn thiện hồ sơ gửi đến cơ quan có thẩm quyền.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định số 78/2015-NĐ/CP, hồ sơ đăng ký thay đổi tên công ty cổ phần bao gồm:

– Thông báo (nội dung Thông báo gồm: Tên hiện tại, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế); Tên dự kiến thay đổi; Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Lưu ý, quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.

– Thứ ba: Khách hàng sẽ được được bên cung ứng dịch vụ hoàn thiện đầy đủ hồ sơ và gửi hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

– Thứ tư: Khách hàng sẽ được bên cung ứng dịch vụ pháp lý trả tận tay kết quả thay đổi tên doanh nghiệp.

– Thứ năm, tùy vào gói dịch vụ cơ bản hay trọn gói mà doanh nghiệp và bên cung ứng dịch vụ đã thỏa thuận, quý khách hàng có thể sẽ được bên cung cấp dịch vụ pháp lý tiếp tục hoàn tất các thủ tục sau khi thay đổi tên doanh nghiệp hoặc được tư vấn các thủ tục cần làm sau khi thay đổi tên doanh nghiệp như:

Thay đổi, chỉnh sửa các ấn phẩm, giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu do doanh nghiệp phát hành với tên mới được Cơ quan Đăng ký doanh công nhận ( ví dụ như iển quảng cáo, hóa đơn, con dấu, chữ ký số, card visit, phong thư, …)

Thông báo và đăng ký thay đổi thông tin tên giao dịch đối với các tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp;

Thông báo tới các đối tác, khách hàng mà doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh hay cung cấp dịch vụ;

Thông báo và nộp hồ sơ đính chính lại thông tin tên chủ sở hữu trên các giấy tờ có đăng ký thông tin chủ sở hữu là doanh nghiệp.

5/5 - (4 bình chọn)