Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa toàn quốc chất lượng 2024

  • Tác giả: Thùy Linh |
  • Cập nhật: 19/03/2024 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 487 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng ngày càng thông thái hơn trong việc lựa chọn sản phẩm, đặc biệt là các hàng hóa có nguồn gốc, nhãn hiệu rõ ràng.

Do đó, việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa hiện nay không chỉ nhằm mục đích bảo hộ pháp luật về sở hữ trí tuệ mà còn nhằm giúp mang thương hiệu của mình cạnh tranh với các thương hiệu trong và ngoài nước cũng như đến gần hơn với khách hàng.

Chính vì lý do này, TBT Việt Nam xin giới thiệu đến quý khách hàng về Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa nhằm giúp hỗ trợ cho quý khách hàng tối đa về các quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam hiện nay.

Đăng ký nhãn hiệu ở đâu?

Sau khi quá trình chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, tài liệu cần thiết cho công việc đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn hoặc đại diện cho bên nộp đơn trực tiếp nộp tại Cục sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, chủ thể muốn đăng ký nhãn hiệu còn có thể nộp đơn tại khu vực khác thực hiện tiếp nhận đơn do Cục sở hữu trí tuệ bố trí. Nếu người nộp đơn hoặc người đại diện không thể đến nộp trực tiếp thì có thể gửi qua đường bưu điện đến các khu vực này.

Vậy, căn cứ vào địa phương của người nộp đơn để lựa chọn nơi nộp đơn thuận tiện nhất tại 03 địa chỉ cụ thể như sau:

– Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Địa chỉ: Số 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 024.3858 3069, 024.3858 3425, 024.3858 3793,  Fax: (024) 3858 8449, (024) 3858 4002

Ngoài trụ sở chính đặt tại Hà Nội, Cục sở hữu trí tuệ còn có 02 văn phòng đại diện sẽ thay mặt Cục sở hữu trí tuế tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu tại Thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 8A/1 Nguyễn Cảnh Chân, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại :  (028) 3920 8483 – 3920 8485     Fax: (028) 3920 8486

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 26 Nguyễn Chí Thanh, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại : (0236)  3889955 ; Fax : (0236) 3889977

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định 04-NH tại phụ lục A Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.

Tài liệu, thông tin nhằm mục đích xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký có mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa loại rau mang nhãn hiệu gồm 09 mẫu nhãn hiệu giống nhau phải đáp ứng các yêu cầu được quy định tại điểm 37.5 Mục 5 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung Thông tư 16/2016/TT- BKHCN.

Nếu nhãn hiệu tập thể hay nhãn hiệu chứng nhận thì phải có quy chế.</p3E

Giấy ủy quyền, nếu nộp đơn thông qua đại diện bao gồm các nội dung được quy định tại Khoản 2 Điều 107 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó từ người khác

Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên trong trường hợp theo nguyên tác ưu tiên

– Bản sao đơn có xác nhận của cơ quan cơ thẩm quyền

– Trường hợp được thụ hưởng quyền từ người khác thì phải có giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên.

Chứng từ nộp lệ phí.

Tự nộp đơn hay sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu?

Việc ủy quyền cho tổ chức đại diện là việc nên làm để bảo đảm tránh mọi rủi ro trong hoạt động đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu.

Việc đăng ký nhãn hiệu là một thủ tục phức tạp đòi hỏi người nộp đơn phải có am hiểu đầy đủ về lĩnh vực sở hữu trí tuệ cũng như có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này.

Do đó, ủy quyền cho tổ chức đại diện là việc nên làm để bảo đảm tránh các rủi ro không đáng có trong hoạt động đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu.

Khi quý khách hàng đang phân vân nên tự nộp đơn hay sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu thì lời khuyên của TBT là quý vị nên chọn một Công ty tư vấn có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xác lập quyền đối với nhãn hiệu.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của TBT Việt Nam

TBT Việt Nam xin hỗ trợ các Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa như sau:

Hỗ trợ tra cứu trước các nhãn hiệu đã đăng ký tại Việt Nam hoặc nước ngoài. Kể từ khi sau quý khách hàng cung cấp mẫu nhãn hiệu TBT sẽ tiến hành tra cứu, đây là cơ sở để đăng ký nhãn hiều nhằm mục đích tránh trùng hoặc gây nhầm lẫn đến tương tự, không xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân khác.

Hỗ trợ khách hàng sửa đổi mẫu nhãn hiệu ngay sau khi xác định nhãn hiệu không có khả năng đăng ký hoặc phần trăm khả năng đăng ký nhãn hiệu thấp và tư vấn khách hàng chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu khi có sự xâm phạm mang tính chất pháp lý.

Hỗ trợ làm người đại diện khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ bao gồm các công việc như:

– Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa mà khách hàng yêu cầu.

– Thực hiện sửa đổi, bổ sung khi có sai sót trong quá trình đăng ký.

– Thực hiện công việc gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu ở trong và ngoài nước.

Đại diện các quyền về bảo hộ nhãn hiệu:

– Theo dõi quá trình thủ tục xem xét tính hợp lệ về hình thức, công bố công báo, nội dung, tranh chấp, thông báo cấp văn bản bảo hộ.

– Tiến hành kiểm tra thường xuyên về tình trạng xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu mà khách hàng đã ủy quyền đăng ký, tham gia tranh tụng tại tòa bảo vệ khách hàng khi cần thiết.

– Hỗ trợ pháp lý khi xảy ra tranh chấp thương lượng, hòa giải, khởi kiện hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý khi phát hiện có hành vi xâm phạm nhãn hiệu ở trong và ngoài nước.

– Thực hiện thương thảo, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền thương mại ở trong và ngoài nước.

Định hướng chiến lược phát triển nhãn hiệu hàng hóa trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của TBT Việt Nam về Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa Mọi thông tin thắc mắc hay cần giải đáp chi tiết xin vui lòng liên hệ trực tiếp để được hỗ trợ.

Khi có nhu cầu Đăng ký nhãn hiệu, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới Công ty Luật Hoàng Phi để tham khảo thông tin và yêu cầu sử dụng dịch vụ.

>>>>> Tham khảo bài viết: Đăng ký thương hiệu độc quyền

5/5 - (5 bình chọn)