Dịch bệnh Covid có phải là sự kiện bất khả kháng?

  • Tác giả: Ngọc Lan |
  • Cập nhật: 13/08/2021 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 553 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID 19 bùng phát không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người mà còn ảnh hưởng vô cùng lớn đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do dịch bệnh COVID 19 mà nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động hay có hoạt động nhưng chậm thực hiện hoặc không thực hiện được các nghĩa vụ trong hợp đồng với đối tác.

Nhiều doanh nghiệp băn khoăn dịch Dịch bệnh Covid có phải là sự kiện bất khả kháng? để theo đó là căn cứ doanh nghiệp được miễn trách nhiệm hợp đồng. Do vậy, Luật TBT Việt Nam xin cung cấp những thông tin hữu ích tới Quý vị qua bài viết sau đây:

Sự kiện bất khả kháng là gì?

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan ngoài ý chí của con người không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép theo Điều 156 Bộ luật dân sự năm 2015 định nghĩa.

Sự kiện bất khả kháng thường xảy ra sau khi các bên đã ký hợp đồng, nằm ngoài ý muốn, không thể lường trước được, không do lỗi của bất kỳ bên tham gia hợp đồng nào  cũng như dùng mọi biện pháp mà không thể tránh và khắc phục được, dẫn đến việc không thể thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng không đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng.

Sự kiện bất khả kháng có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra (lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần…), dịch bệnh, hiện tượng xã hội (chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của chính phủ…), …

Hiểu được khái niệm sự kiện bất khả kháng, Quý vị có căn cứ xác định Dịch bệnh Covid có phải là sự kiện bất khả kháng?

Dịch bệnh COVID-19 có phải là sự kiện bất khả kháng?

Sự kiện bất khả kháng phải đủ các điều kiện theo khoản 1 Điều 156 BLDS 2015 và dịch bệnh COVID 19 đã đáp ứng đủ các điều kiện là một sự kiện bất khả kháng bởi các lý do sau:

Thứ nhất: Covid 19 là sự kiện khách quan, không do ý chí của con người. Covid 19 là dịch bệnh, là bệnh truyền nhiễm viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra, lây lan, phát tán trên trên công đồng ở rất nhiều quốc gia ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng con người và vào ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch bệnh Covid-19 là một đại dịch toàn cầu.

Thứ hai: Dịch bệnh COVID 19 xảy ra không thể lường trước được. Dịch bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh và bùng phát trên toàn thế giới là điều các cơ quan chức năng, các cá nhân tổ chức không thể dự liệu được và không thể khắc phục được vì đến nay, vẫn chưa có vắc xin, các doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, cách ly và bị kiểm soát chặt chẽ các hoạt động lưu thông hàng hoá, dịch vụ giữa các vùng.

Thứ ba: Khi các bên vi phạm các nghĩa vụ hợp đồng do dịch bệnh COVID 19, các bên phải chứng minh được rằng đã dùng các biện pháp cần thiết vẫn không thể khắc phục được tình hình và đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thông báo theo hợp đồng.

Do vậy doanh nghiệp phải chứng minh việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng là do COVID 19 Luật TBT Việt Nam đưa ra những cách như sau:

– Thông báo với bên đối tác về những khó khăn do dịch bệnh COVID gây ra khi thực hiện hợp đồng

– Doanh nghiệp đàm phán lại hợp đồng như gia hạn thời gian thực hiện nghĩa vụ hay có điều khoản về nghĩa vụ không thực hiện được do dịch COVID 19, đưa điều khoản về “Bất khả kháng” vào để phòng ngừa rủi ro xảy ra.

– Nếu không thể thực hiện theo 2 cách trên, doanh nghiệp cần thu thập chứng cứ chứng minh việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng là do dịch bệnh COVID 19 và doanh nghiệp đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết, trong khả năng cho phép khắc phục tình hình. Để từ đó, doanh nghiệp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mà dịch bệnh COVID 19 gây ra.

Qua nội dung trên đây, mong rằng Quý vị đã có lời giải cho thắc mắc: Dịch bệnh Covid có phải là sự kiện bất khả kháng? Mọi thắc mắc khác liên quan đến sự kiện bất khả kháng, Quý vị có thể liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ theo số 1900 6560.

5/5 - (5 bình chọn)