Địa điểm kinh doanh là gì?
Địa điểm kinh doanh có đồng nghĩa với trụ sở doanh nghiệp hay không? Chắc hẳn rất nhiều người còn nhầm lẫn hai khái niệm này là một.Nhưng thực tế theo quy định của pháp luật, địa điểm kinh doanh và trụ sở doanh nghiệp là hai khái niệm hoàn toàn tách biệt. Vậy địa điểm kinh doanh là gì? Điểm khác nhau giữa trụ sở doanh nghiệp và địa điểm kinh doanh là gì? Hãy cùng tìm câu trả lời ngay sau đây nhé.
Địa điểm kinh doanh là gì?
Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, như vậy một địa điểm nơi mà doanh nghiệp thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Địa điểm kinh doanh phải được thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Đặc điểm của địa điểm kinh doanh
Để hiểu rõ hơn về địa điểm kinh doanh là gì? chúng ta tiếp tục tìm hiểu về các đặc điểm của địa điểm kinh doanh. Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có các đặc điểm sau đây:
– Là nơi thực hiện hoạt động kinh doanh nên được đăng ký một số ngành nghề knh doanh theo đăng ký của doanh nghiệp, có mã số riêng gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.
– Không có con dấu riêng, không được đứng tên trong các hợp đồng kinh tế, không có hóa đơn, không có mã số thuế riêng,. Đối với địa điểm kinh doanh được đặt trùng với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì sẽ thực hiện kê khai và nộp thuế cho địa điểm kinh doanh. Trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt ngoài tỉnh thành phó nơi công ty đặt trụ sở chính, địa điểm phải đăng ký mã số thuế phụ thuộc tại cục thuế nơi mở địa điểm kinh doanh và kê khai theo mã số thuế phụ thuộc.
– Địa điểm kinh doanh phải thực hiện hạch toán thuế phụ thuộc vào công ty theo hình thức kê khai thuế tập chung.
Điều kiện để doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh
Một doanh nghiệp có thể đặt địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính của doanh nghiệp. Một địa điểm kinh doanh cần phải được đặt tên đúng quy định và phải thông báo về việc lập địa điểm kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Điều kiện về tên địa điểm kinh doanh:
Tên của địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Tên địa điểm kinh doanh không được vi phạm đạo đức, thuần phong mĩ tục của dân tộc Việt Nam. Ngoài tên bằng Tiếng Việt, doanh nghiệp có thể đặt tên địa điểm kinh doanh bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Phần tên trong tên của địa điểm kinh doanh không được sử dụng cụm từ “ công ty”, “doanh nghiệp”.
Doanh nghiệp phải gắn tên địa điểm kinh doanh tại nơi thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty.
Doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục thông báo mở địa điểm kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh và thực hiện kê khai nộp lệ phí môn bài theo quy định của pháp luật.
Thủ tục đăng ký mở địa điểm kinh doanh
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:
– Mã số doanh nghiệp;
– Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);
– Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
– Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;
– Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
Trong thời hạn 3 ngày cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét hồ sơ, nếu đáp ứng đủ điều kiện thì thực hiện công bố địa điểm kinh doanh trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho cá nhân khác thực hiện thủ tục thông báo mở địa điểm kinh doanh. Trường hợp ủy quyền thì cần đính kèm văn bản ủy quyền trong hồ sơ khi người được ủy quyền tiến hành hoạt động thông báo mở địa điểm kinh doanh theo ủy quyền của chủ doanh nghiệp.
Sau khi hoàn tất thủ tục thông báo mở địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện kê khai nộp lệ phí môn bài theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Trường hợp địa điểm kinh doanh ở cùng địa điểm với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì người nộp thuế kê khai thuế phụ thuộc cùng với cục thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Trường hợp địa điểm kinh doanh không cùng địa phương cấp tỉnh nơi người nộp lệ phí có trụ sở chính thì đơn vị phụ thuộc thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của đơn vị phụ thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị phụ thuộc. Theo quy định của pháp luật hiện hành, mức lệ phí môn bài được áp dụng đối với địa điểm kinh doanh là 1000000 đồng/năm.
Phân biệt giữa trụ sở và địa điểm kinh doanh
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Đây là địa điểm để xác định cơ quan thực hiện thủ tục cấp các giấy tờ liên quan đến đăng ký thành lập doanh nghiệp, kê khai thuế, địa điểm ghi nhận trong hợp đồng kinh doanh, tống đạt giấy tờ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Khi tiến hành thay đổi trụ sở chính, doanh nghiệp cần phải tiến hành thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh, thực hiện thủ tục về chuyển đổi cơ quan quản lý thuế.
Còn đối với địa điểm kinh doanh thì không cần tiến hành thủ tục xác nhận về thuế, địa điểm kinh doanh không được ghi nhận trong hợp đồng kinh doanh,…
Trên đây là thông tin mới nhất về thủ tục mở địa điểm kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này vui lòng gửi câu hỏi đến chúng tôi qua tổng đài tư vấn 1900 6560.
>>>Tham khảo: Mẫu phiếu thu
>>>Tham khảo: Mẫu phiếu chi

Thủ tục thành lập công ty tại Lâm Đồng
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục thành lập công ty tại huyện Phú Xuyên
Cập nhật: 16/12/2021

Các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh?
Cập nhật: 16/12/2021

Đăng ký nhãn hiệu cho sàn thương mại điện tử
Cập nhật: 16/12/2021

Việc góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên như thế nào?
Cập nhật: 16/12/2021

Mất giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có xin lại được không?
Cập nhật: 16/12/2021

Ví dụ về vốn điều lệ công ty cổ phần
Cập nhật: 16/12/2021

Mã Ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm?
Cập nhật: 16/12/2021

Mã ngành nghề kinh doanh phòng cháy chữa cháy
Cập nhật: 16/12/2021

Mã ngành nghề kinh doanh spa
Cập nhật: 16/12/2021

Mã ngành nghề xử lý rác thải?
Cập nhật: 16/12/2021

Hồ sơ gia hạn giấy phép lao động gồm những gì?
Cập nhật: 16/12/2021

Miễn giấy phép lao động là gì?
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty cổ phần mới nhất
Cập nhật: 16/12/2021

Thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ?
Cập nhật: 16/12/2021

Phương án tăng vốn điều lệ công ty cổ phần như thế nào?
Cập nhật: 16/12/2021

Hướng dẫn Thủ tục tăng vốn điều lệ Công ty TNHH
Cập nhật: 16/12/2021

Hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty cổ phần mới nhất 2023
Cập nhật: 16/12/2021

Tăng vốn điều lệ công ty cổ phần đề làm gì?
Cập nhật: 16/12/2021

Tăng vốn điều lệ có lợi gì?
Cập nhật: 16/12/2021

Hạch toán tăng vốn điều lệ công ty cổ phần
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh
Cập nhật: 16/12/2021

Lý do tạm ngừng kinh doanh công ty?
Cập nhật: 16/12/2021

Chi phí thay đổi ngành nghề kinh doanh năm 2023
Cập nhật: 16/12/2021

Thay đổi ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần năm 2023
Cập nhật: 16/12/2021

Doanh nghiệp nợ thuế có được tạm ngừng kinh doanh không?
Cập nhật: 16/12/2021

Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh mới nhất
Cập nhật: 16/12/2021

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện 2023
Cập nhật: 16/12/2021

Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh năm 2023 thế nào?
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể 2023
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần mới nhất
Cập nhật: 16/12/2021

Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh qua mạng
Cập nhật: 16/12/2021

Có được tạm ngừng kinh doanh quá 2 năm không?
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh chi nhánh
Cập nhật: 16/12/2021