Đăng ký thương hiệu thuốc lá như thế nào?
Mặc dù có nhiều quy định và nhiều khuyến cáo về việc hạn chế sử dụng thuốc lá nhưng ở Việt Nam, thị trường thuốc lá vẫn luôn sôi nổi với nhiều loại như Thăng Long, Vinataba, Marlbolo… Bên cạnh đó, mặt hàng này vẫn có những sản phẩm mới. Vậy đăng ký thương hiệu có cần thiết với sản phẩm thuốc lá hay không? Thủ tục đăng ký thương hiệu thuốc lá như thế nào?
Lợi ích của việc đăng ký thương hiệu thuốc lá
Việc đăng ký thương hiệu mang lại những lợi ích về mặt kinh tế cho doanh nghiệp, lợi ích cho người tiêu dùng và cả cho cơ quan chức năng:
– Đối với doanh nghiệp:
+ Đăng ký thương hiệu là thủ tục nhằm xác lập quyền sở hữu đối với thương hiệu;
+ Đăng ký thương hiệu là cơ sở pháp lý để chứng minh quyền sở hữu đối với thương hiệu của doanh nghiệp khi có tranh chấp xảy ra;
+ Đăng ký thương hiệu giúp sản phẩm của doanh nghiệp dễ dàng nhận biết, tạo ấn tượng với người tiêu dùng, từ đó có thể mở rộng thị trường kinh doanh;
+ Đăng ký thương hiệu là tiền đề để thương hiệu phát triển lớn mạnh và có thể trở nên nổi tiếng.
– Đối với người tiêu dùng:
Khi lựa chọn các mặt hàng, người tiêu dùng có xu thế chọn những sản phẩm có chút uy tín, có nhãn mác rõ ràng. Việc doanh nghiệp đăng ký thương hiệu sẽ giúp người tiêu dùng lựa chọn những sản phẩm chất lượng, tránh việc sử dụng những sản phẩm không rõ nguồn gốc ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Đối với cơ quan chức năng:
Góp phần giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền dễ dàng quản lý thị trường, kịp thời phát hiện và xử lý những trường hợp đạo nhái sản phẩm hay thương hiệu.
Ai có quyền đăng ký thương hiệu thuốc lá?
Quyền đăng ký thương hiệu thuốc lá được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009:
“Điều 87. Quyền đăng ký nhãn hiệu
1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
3.Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.”
Thương hiệu thuốc lá như thế nào được cho là nổi tiếng?
Đăng ký thương hiệu thuốc lá là tiền đề cho sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, khi đó, các doanh nghiệp đều mong muốn thương hiệu của mình sẽ trở nên nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Một thương hiệu được cho là nổi tiếng khi hội tụ đủ các tiêu chí:
Thứ nhất: Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
Thứ hai: Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
Thứ ba: Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
Thứ tư: Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
Thứ năm: Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
Thứ sáu: Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
Thứ bảy: Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
Thứ tám: Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
Dịch vụ đăng ký thương hiệu thuốc lá
Nhằm hồ trợ các khách hàng gặp khó khăn trong thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu thuốc lá. Chúng tôi – đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp phép cung cấp dịch vụ đăng ký thương hiệu trên khắp nơi tại lãnh thổ Việt Nam. Quý khách hàng sẽ được hỗ trợ:
– Tư vấn pháp luật miễn phí;
– Tra cứu thương hiệu;
– Hoàn thiện hố sơ đăng ký;
– Nộp hồ sơ, theo dõi và nhận kết quả;
– Tư vấn sử dụng Giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu.
Trên đây là nội dung bài viết đăng ký thương hiệu thuốc lá, mọi thắc mắc và liên hệ dịch vụ Luật Hoàng Phi, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 0981.378.999
->>> Tham khảo thêm: Đăng ký sở hữu trí tuệ
->>> Tham khảo thêm: Đăng ký thương hiệu sản phẩm

Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng vay tài sản
Cập nhật: 22/05/2023

Dịch vụ Tư vấn soạn thảo hợp đồng lao động
Cập nhật: 22/05/2023

Visa lao động là gì? Điều kiện để cấp visa lao động cho người lao động nước ngoài
Cập nhật: 22/05/2023

Thủ tục xin giấy phép lao động cho giáo viên là người nước ngoài
Cập nhật: 22/05/2023

Chủ tịch hội đồng quản trị là người nước ngoài có cần xin giấy phép lao động?
Cập nhật: 22/05/2023

Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam có phải xin giấy phép lao động?
Cập nhật: 22/05/2023

Vốn điều lệ mở văn phòng công chứng?
Cập nhật: 22/05/2023

Miễn giấy phép lao động là gì? Trường hợp miễn giấy phép lao động
Cập nhật: 22/05/2023

Thủ tục gia hạn giấy phép lao động
Cập nhật: 22/05/2023

Thời hạn giấy phép lao động bao lâu?
Cập nhật: 22/05/2023

Điều kiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
Cập nhật: 22/05/2023

Trường hợp nào không phải xin giấy phép lao động?
Cập nhật: 22/05/2023

Danh sách bệnh viện đủ điều kiện khám sức khỏe xin giấy phép lao động
Cập nhật: 22/05/2023

Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cần những giấy tờ gì?
Cập nhật: 22/05/2023

Thủ tục xác nhận người nước ngoài không thuộc trường hợp cấp giấy phép lao động
Cập nhật: 22/05/2023

Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH như thế nào?
Cập nhật: 22/05/2023

Tạm ngừng kinh doanh có phải thông báo cơ quan thuế hay không?
Cập nhật: 22/05/2023

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm như thế nào?
Cập nhật: 22/05/2023

Thời gian tạm ngừng kinh doanh như thế nào?
Cập nhật: 22/05/2023

Mẫu quyết định thành lập chi nhánh công ty cổ phần
Cập nhật: 22/05/2023

Thành lập địa điểm kinh doanh có phải nộp thuế môn bài?
Cập nhật: 22/05/2023

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký thương hiệu sạc dự phòng như thế nào?
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký thương hiệu tỏi đen như thế nào ?
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký nhãn hiệu hàng thời trang
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 như thế nào?
Cập nhật: 22/05/2023

Cá nhân có được đăng ký nhãn hiệu hay không?
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký thương hiệu quán trà chanh
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký nhãn hiệu ATIS cho nhóm máy tập thể dục ngoài trời và trong nhà
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký nhãn hiệu FUJIANIKO cho nhóm sản phầm 04
Cập nhật: 22/05/2023