Đăng ký thương hiệu quán ăn như thế nào?
Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về thủ tục đăng ký thương hiệu quán ăn – nội dung được nhiều Quý độc giả quan tâm để giúp Quý độc giả hiểu rõ về thủ tục này dưới góc độ pháp luật.
Đăng ký thương hiệu quán ăn là gì?
Đăng ký thương hiệu quán ăn được hiểu là thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu quán ăn tại cơ quan có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận/ văn bằng bảo hộ tương ứng.
Thương hiệu không phải thuật ngữ pháp lý tại Việt Nam. Do đó, không có thủ tục đăng ký thương hiệu theo quy định pháp luật Việt Nam. Nhiều người cho rằng đăng ký thương hiệu chính là đăng ký nhãn hiệu, tuy vậy, điều này chưa chính xác bởi tùy vào cách định nghĩa thương hiệu khác nhau mà thủ tục đăng ký thương hiệu sẽ có sự khác biệt.
Thương hiệu theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kì:
Thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng thể các yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay một dịch vụ của một (hay một nhóm) sản phẩm hay dịch vụ của một (một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh.
Khái niệm thương hiệu này rất gần với khái niệm nhãn hiệu tại Việt Nam. Do đó, nếu hiểu thương hiệu theo cách này, đăng ký thương hiệu là đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.
Thương hiệu theo định nghĩa của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO):
Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức. Đối với doanh nghiệp, thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ với dấu hiệu của doanh nghiệp gắn lên bề mặt sản phẩm dịch vụ nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ. Thương hiệu là một tài sản vô hình quan trọng và đối với các doanh nghiệp lớn, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp chiếm một phần đáng kể trong tổng giá trị của doanh nghiệp.
Theo cách hiểu này, để bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam có thể tiến hành rất nhiều các thủ tục khác nhau như đăng ký nhãn hiệu, đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đăng ký sáng chế, đăng ký bản quyền,…
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về đăng ký thương hiệu quán án dưới góc độ đăng ký nhãn hiệu – thủ tục thường được thực hiện trên thực tế.
Tại sao nên đăng ký thương hiệu quán án?
– Thương hiệu cho quán ăn chỉ được bảo vệ khi thương hiệu đó đã đăng ký và được cấp Văn bằng bảo hộ. Như vậy, nếu không đăng ký thì không được bảo vệ;
– Nếu kinh doanh quán ăn, quán nhậu sử dụng thương hiệu không đăng ký thì ai cũng có thể lấy tên hoặc logo này để sử dụng, gây ra sự nhầm lẫn cho thực khách và ảnh hưởng đến sự nhận diện của quán đặc biệt là quán xây dựng theo mô hình chuỗi nhượng quyền hoặc quán đã có uy tín lâu đời.
– Nếu đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ thì chủ quán chính chủ sẽ có quyền ngăn cấm người khác sử dụng thương hiệu quán ăn tương tự, nhầm lẫn với thương hiệu quán ăn của mình trên phạm vi cả nước;
– Nếu Quý vị không đăng ký bảo hộ thương hiệu cho quán ăn của mình thì rất có thể, đối thủ cạnh tranh hoặc bất kỳ người nào cũng có thể nhanh tay đăng ký thương hiệu đó, nhằm mục đích chiếm đoạt, cấm ngược lại, không cho chính chủ sử dụng và ép buộc mua lại với giá cao. Tình trạng này đang rất phổ biến.
Cách thức đăng ký thương hiệu quán ăn
Có hai cách để đăng ký thương hiệu quán ăn hiện nay:
Thứ nhất: Quý vị trực tiếp thực hiện đăng ký cho thương hiệu của mình.
Quý vị chuẩn bị đơn đăng ký gồm các thành phần sau đây nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ:
– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu của Bộ Khoa học và Công nghệ;
– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);
– Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Thứ hai: Quý vị ủy quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp như Luật Hoàng Phi thay mình thực hiện toàn bộ thủ tục.
Đây là cách thức được nhiều chủ thể kinh doanh quán ăn lựa chọn bởi:
– Tính tiện lợi: Với tính chất là một dịch vụ, Quý vị sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức trong việc tìm hiểu quy định pháp luật, chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ, làm việc với cơ quan nhà nước, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thẩm định đơn,…
– Tính hiệu quả: Chia sẻ về thủ tục trên đây của chúng tôi khiến nhiều người lầm tưởng chỉ cần nộp hồ sơ là chắc chắn sẽ được cấp văn bằng bảo hộ. Tuy nhiên đăng ký nhãn hiệu là thủ tục phức tạp hàng đầu hiện nay bởi:
+ Về nhãn hiệu đăng ký: Phải thực hiện tra cứu kết hợp với thiết kế nhãn hiệu để đảm bảo tránh trường hợp nhãn hiệu trùng, gây nhầm lẫn;
+ Về hồ sơ đăng ký: Hồ sơ nhiều thành phần khác nhau, với nhiều nội dung đòi hỏi nhiều chuyên môn để có thể kê khai, mô tả, phân loại cho đúng.
+ Về vấn đề xử lý hồ sơ: trải qua nhiều bước (thẩm định hình thức, công bố đơn, thẩm định nội dung) với thời gian kéo dài khoảng 2 năm. Trong quá trình xử lý đơn rất nhiều vướng mắc có thể xảy ra đòi hỏi có sự xử lý kịp thời.
Việc ủy quyền cho một tổ chức có đầy đủ tư cách, chuyên môn không chỉ đem lại sự tiện ích mà sẽ đem lại hiệu quả cao cho thủ tục.
Mong rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp Quý vị hiểu hơn về đăng ký thương hiệu quán ăn. Trường hợp có thắc mắc hay cần sử dụng dịch vụ trọn gói, Quý vị có thể liên hệ tới Luật Hoàng Phi qua hotline 0981.378.999 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Dịch vụ Tư vấn soạn thảo hợp đồng lao động
Cập nhật: 22/05/2023

Visa lao động là gì? Điều kiện để cấp visa lao động cho người lao động nước ngoài
Cập nhật: 22/05/2023

Thủ tục xin giấy phép lao động cho giáo viên là người nước ngoài
Cập nhật: 22/05/2023

Gia hạn giấy phép lao động tối đa được mấy lần?
Cập nhật: 22/05/2023

Chủ tịch hội đồng quản trị là người nước ngoài có cần xin giấy phép lao động?
Cập nhật: 22/05/2023

Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam có phải xin giấy phép lao động?
Cập nhật: 22/05/2023

Vốn điều lệ mở văn phòng công chứng?
Cập nhật: 22/05/2023

Kết hôn với người Việt Nam có được miễn giấy phép lao động?
Cập nhật: 22/05/2023

Thủ tục gia hạn giấy phép lao động
Cập nhật: 22/05/2023

Thời hạn giấy phép lao động bao lâu?
Cập nhật: 22/05/2023

Điều kiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
Cập nhật: 22/05/2023

Trường hợp nào không phải xin giấy phép lao động?
Cập nhật: 22/05/2023

Danh sách bệnh viện đủ điều kiện khám sức khỏe xin giấy phép lao động
Cập nhật: 22/05/2023

Thủ tục xác nhận người nước ngoài không phải xin cấp giấy phép lao động
Cập nhật: 22/05/2023

Thủ tục xác nhận người nước ngoài không thuộc trường hợp cấp giấy phép lao động
Cập nhật: 22/05/2023

Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH như thế nào?
Cập nhật: 22/05/2023

Tạm ngừng kinh doanh có phải thông báo cơ quan thuế hay không?
Cập nhật: 22/05/2023

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm như thế nào?
Cập nhật: 22/05/2023

Thời gian tạm ngừng kinh doanh như thế nào?
Cập nhật: 22/05/2023

Bổ sung ngành nghề kinh doanh mất bao nhiêu lâu
Cập nhật: 22/05/2023

Thành lập địa điểm kinh doanh có phải nộp thuế môn bài?
Cập nhật: 22/05/2023

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký thương hiệu sạc dự phòng như thế nào?
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký thương hiệu tỏi đen như thế nào ?
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký nhãn hiệu hàng thời trang
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký thương hiệu mỹ phẩm như thế nào ?
Cập nhật: 22/05/2023

Cá nhân có được đăng ký nhãn hiệu hay không?
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký thương hiệu quán trà chanh
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký nhãn hiệu ATIS cho nhóm máy tập thể dục ngoài trời và trong nhà
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký nhãn hiệu FUJIANIKO cho nhóm sản phầm 04
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký nhãn hiệu miLKY FOODS cho nhóm mua bán các sản phẩm sữa
Cập nhật: 22/05/2023