Đăng ký thương hiệu nước hoa như thế nào ?

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 22/05/2023 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 127 Lượt xem
5/5 - (27 bình chọn)

Đối với các cá nhân, tổ chức khi kinh doanh sản phẩm, dịch vụ bên cạnh việc  xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của mình thì việc đăng ký để bảo hộ thương hiệu là một trong những thủ tục rất cần thiết. Đăng ký thương hiệu giúp thương hiệu được pháp luật bảo hộ, chứng minh quyền sở hữu của chủ sở hữu và tránh những tranh chấp phát sinh. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này bài viết Đăng ký thương hiệu nước hoa dưới đây chia sẻ đến bạn đọc các thông tin liên quan.

Đăng ký thương hiệu nước hoa là gì?

Đăng ký thương hiệu theo thuật ngữ pháp lý được gọi chính xác là đăng ký nhãn hiệu. Khi nói đến việc đăng ký thương hiệu tức là cá nhân, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục, trình tự theo quy định của pháp luật về đăng ký nhãn hiệu.

Hiểu đơn giản, đăng ký thương hiệu nước hoa là việc chủ sở hữu nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đến Cục Sở hữu trí tuệ để được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Phân loại nhóm của sản phẩm nước hoa

Theo bảng phân loại Nice 11/2021 thì sản phẩm nước hoa được phân vào nhóm 03, cụ thể bao gồm:

“Mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh không chứa thuốc;

Chế phẩm đánh răng không chứa thuốc;

Nước hoa, tinh dầu;

Chế phẩm tẩy trắng và các chất khác dùng để giặt;

Chế phẩm để tẩy rửa, đánh bóng, tẩy dầu mỡ và mài mòn.”

Đơn đăng ký thương hiệu nước hoa

Người nộp đơn chuẩn bị đơn đăng ký với những tài liệu sau:

– Bản Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu quy định;

– Mẫu nhãn hiệu đăng ký;

– Danh sách nhóm sản phẩm sử dụng nhãn hiệu;

– Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua người đại diện)

– Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với công ty) hoặc Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu (đối với cá nhân)

– Bản sao biên lai lệ phí và lệ phí (trong trường hợp trả phí và lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc chuyển trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu Trí tuệ).

Cách thức nộp đơn đăng ký thương hiệu

Người nộp đơn có thể nộp đơn theo một trong ba hình thức dưới đây:

+ Nộp đơn trực tiếp

+ Nộp đơn qua dịch vụ bưu điện

+ Nộp đơn online (trực tuyến) trên cở sở dữ liệu trực tuyến của Cục SHTT

Địa chỉ tiếp nhận đơn:

+ Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

+ Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

+ Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Các bước đăng ký bảo hộ thương hiệu nước hoa

Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu

Trước khi đăng ký thương hiệu cần tiến hành tra cứu sơ bộ hoặc chuyên sâu thương hiệu sản phẩm nước hoa cần đăng ký để xác định khả năng bảo hộ của thương hiệu.

Bước 2: Nộp đơn đăng ký thương hiệu

Sau khi tra cứu nhãn hiệu, xác định được khả năng bảo hộ của thương hiệu cao người nộp đơn chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, tài liệu và tiến hành nộp đơn.

Việc nộp đơn được thực hiện theo một trong ba hình thức đã nêu trên.

Bước 3:  Đợi kết quả từ Cục Sở hữu trí tuệ

Trong giai đoạn này, người nộp đơn cần theo dõi, cập nhật thông tin để kịp thời sửa chữa, bổ sung nếu có các thiếu sót, thông báo từ cơ quan nhà nước.

Bước 4: Nộp phí, lệ phí

Khi có thông báo nộp phí, lệ phí người nộp đơn nhanh chóng nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn.

Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Quy trình giải quyết đơn đăng ký thương hiệu của Cục sở hữu trí tuệ

Để hiểu rõ hơn về đăng ký thương hiệu sản phẩm, bài viết sẽ cung cấp chi tiết hơn về quy trình tiếp nhận và xử lý đơn của Cục SHTT (cụ thể giai đoạn này nằm trong các bước 3, 4, 5 đã nêu phía trên).

Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký thương hiệu, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành xử lý đơn theo các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức đơn

Đơn đăng ký nhãn hiệu được thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn. Thời gian thẩm định hình thức là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.Trong giai đoạn này có hai trường hợp như sau:

– Trường hợp 1: Đơn đăng ký không hợp lệ

Đơn đăng ký bị coi là không hợp lệ trong các trường hợp sau đây:

1) Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức;

2) Đối tượng nêu trong đơn là đối tượng không được bảo hộ;

3) Người nộp đơn không có quyền đăng ký, kể cả trường hợp quyền đăng ký cùng thuộc nhiều tổ chức, cá nhân nhưng một hoặc một số người trong số đó không đồng ý thực hiện việc nộp đơn;

4) Đơn được nộp trái với quy định về cách thức nộp đơn quy định tại Điều 89 của Luật SHTT;

5) Người nộp đơn không nộp phí và lệ phí.

Trong trường hợp này, Cục SHTT ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó nêu rõ lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối dự định từ chối.

+ Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót, sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối Thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ thì Cục SHTT Thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ.

+ Nếu người nộp đơn sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ thì Cục SHTT ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

– Trường hợp 2: Đơn đăng ký hợp lệ

Đối với trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu không thuộc trường hợp 1 nêu trên thì Cục SHTT ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Giai đoạn 2: Công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp

Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được chấp nhận hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.

Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung đơn

Đơn đăng ký nhãn hiệu sau khi được chấp nhận hợp lệ sẽ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Thời gian thẩm định nội dung là 09 tháng kể sau thời điểm công bố đơn.

Giai đoạn 4: Ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

– Trường hợp 1: Từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ;
  2. b) Đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ nhưng không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 90 của Luật SHTT;
  3. c) Đơn thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 90 của Luật SHTT mà không được sự thống nhất của tất cả những người nộp đơn.

Trường hợp này, Cục SHTT ra Thông báo dự định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong đó phải nêu rõ lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn có ý kiến phản đối dự định từ chối.

+ Nếu người nộp đơn không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng dự định từ chối thì Cục SHTT ra Thông báo từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

+ Nếu người nộp đơn có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối Cục SHTT thực hiện Cấp văn giấy chứng nhận và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.

– Trường hợp 2: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Đơn đăng ký nhãn hiệu không thuộc các trường hợp từ chối cấp và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục SHTT quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp. Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký là 01tháng.

Chi phí đăng ký bảo hộ thương hiệu nước hoa

Người nộp đơn xác định chi phí đăng ký bảo hộ thương hiệu thông qua biểu phí được quy định tại Thông tư 263/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp để xác định. Cụ thể:

STT Chi tiết Lệ phí (VNĐ)
1 Lệ phí nộp đơn cho mỗi nhóm sản phẩm dịch vụ (không quá  06 sản phẩm, dịch vụ trong cùng một nhóm)
– Nếu tài liệu đơn dạng giấy 180.000
– Phí bổ sung cho mỗi một sản phẩm, dịch vụ tăng thêm (từ sản phẩm, dịch vụ thứ bảy trở đi trong cùng một nhóm) 30.000
2 Phí công bố đơn 120.000
3 Lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên cho mỗi một yêu cầu (nếu có) 600.000
4 Phí thẩm định nội dung cho mỗi nhóm (không quá 06 sản phẩm, dịch vụ trong cùng một nhóm) 300.000
– Lệ phí bổ sung cho mỗi một sản phẩm, dịch vụ tăng thêm (sản phẩm, dịch vụ từ thứ bảy trở đi trong cùng một nhóm) 60.000
5 Phí tra cứu thông tin cho mỗi nhóm (không quá 06 sản phẩm, dịch vụ trong cùng một nhóm) 60.000
– Phí tra cứu bổ sung cho mỗi một sản phẩm, dịch vụ tăng thêm (từ sản phẩm, dịch vụ thứ bảy trở đi trong cùng một nhóm) 24.000
6 Phí đăng bạ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu 120.000
7 Phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu 120.000
8 Phí công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu 120.000
9 Lệ phí gia hạn hiệu lực (cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ) 540.000

Trên đây là các nội dung liên quan đến Đăng ký thương hiệu nước hoa. Hy vọng các thông tin trên là hữu ích và giúp độc giả giải đáp phần nào thắc mắc. Để tìm hiểu rõ và chi tiết hơn đừng ngần ngại liên hệ Công ty Luật Hoàng Phi với chúng tôi qua tổng đài tư vấn.

->>> Tham khảo thêm : Đăng ký sáng chế

->>> Tham khảo thêm : Đăng ký kiểu dáng công nghiệp

5/5 - (27 bình chọn)