Đăng ký thương hiệu khẩu trang y tế

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 22/05/2023 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 142 Lượt xem
5/5 - (21 bình chọn)

Kể từ dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020, nhiều danh nghiệp chuyển sang hướng sản xuất khẩu trang y tế. Lúc này vấn đề đăng ký thương hiệu khẩu trang y tế được đặt ra. Vậy đăng ký thương hiệu khẩu trang như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp.

Khẩu trang y tế là gì?

Khẩu trang y tế là một loại mặt nạ bảo vệ được sử dụng để bịt vùng mặt (thường là mũi, miệng) để ngăn ngừa bảo vệ người đeo khỏi bị lây nhiễm các loại vi khuẩn, dịch bệnh, bụi bặm thông qua đường hô hấp. Chính vì những tác dụng hữu ích này mà khẩu trang y tế trở thành vật dụng không thể thiếu đối với người dân trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lây lan và diễn biến phức tạp như hiện nay.

Khẩu trang y tế khác với khẩu trang thông thường về tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm, công dụng và mục đích sử dụng. Đối với khẩu trang vải may mặc khi doanh nghiệp sản xuất chỉ cần thực hiện việc đánh giá hợp quy theo hướng may mặc. Còn khẩu trang y tế có tiêu chuẩn việt nam quy định riêng về loại sản phẩm này. Cụ thể, khẩu trang y tế hiện nay được phân làm 03 loại khác nhau và có tiêu chí đánh giá khác nhau cho 03 loại khẩu trang này: (i) Khẩu trang y tế thông thường; (ii) Khẩu trang y tế phòng nhiễm khuẩn; (iii) Khẩu trang y tế phòng độc hóa chất.

Sự khác nhau của 03 loại khẩu trang trên đến từ  yêu cầu về kỹ thuật:

– Cấu trúc khẩu trang ( Kiểu dáng, kích thước, bộ phận cấu thành);

– Vật liệu làm khẩu trang y tế;

– Chỉ tiêu kỹ thuật về khẩu trang y tế;

–  Giới hạn cho phép của các kim loại nặng trong vải không dệt.

Thương hiệu khẩu trang y tế là gì?

Thương hiệu là tên gọi, thuật ngữ, thiết kế, hình tượng hoặc các dấu hiệu khác giúp phân biệt một tổ chức hoặc một sản phẩm với đối thủ trong mắt của người tiêu dùng. Các dấu hiệu đó có thể là tên gọi, ký hiệu, biểu trưng (logo), thiết kế, từ ngữ mang tính khẩu hiệu (slogan),… được gắn vào bao bì sản phẩm, mác sản phẩm, hay bản thân sản phẩm. Với mục đích để phân biệt sản phẩm của các doanh nghiệp với nhau nên thương hiệu thường được in trên các tờ giới thiệu doanh nghiệp, trụ sở doanh nghiệp, danh thiếp của cán bộ nhân viên doanh nghiệp, website của doanh nghiệp…

Trong bối cảnh pháp lý, chúng ta sẽ sử dụng thuật ngữ “Nhãn hiệu” thay vì “Thương hiệu”. Do đó, đăng ký thương hiệu khẩu trang y tế chính là đăng ký nhãn hiệu khẩu trang y tế.

Đăng ký thương hiệu là việc cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ tại Cục Sở  hữu trí tuệ. Cơ quan đăng ký sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ và cấp văn bằng bảo hộ nếu hồ sơ hợp lệ.

Đăng ký thương hiệu khẩu trang y tế là việc làm cần thiết để bảo vệ tài sản trí tuệ của tổ chức, cá nhân kinh doanh cũng như xây dựng niềm tin, uy tín đối với khách hàng.

Ý nghĩa của việc đăng ký thương hiệu khẩu trang y tế

Khi thương hiệu khẩu trang y tế được cấp văn bằng bảo hộ, doanh nghiệp được độc quyền sử dụng thương hiệu đã đăng ký trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Góp phần bảo vệ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp khỏi những hành vi làm giả, làm nhái thương hiệu.

Trong trường hợp có hành vi xâm phạm đến thương hiệu đã đăng ký, doanh nghiệp được yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành áp dụng các biện pháp hành chính hoặc hình sự đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm.

Từ thương hiệu đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp có thể cho cá nhân/tổ chức khác sử dụng và thu phí sử dụng thương hiệu của mình.

Ngoài ra, đăng ký thương hiệu khẩu trang y tế còn góp phần tạo niềm tin đối với khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh với các thương hiệu khác có cùng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Thủ tục đăng ký thương hiệu khẩu trang y tế

Bước 1: Tiếp nhận đơn

Hồ sơ thủ tục đăng ký thương hiệu khẩu trang y tế có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện tới trụ sở của Cục Sở hữu trí tuế tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của Cục tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Hồ sơ đăng ký thương hiệu bao gồm:

Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).   Bản sao: 01
Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện)   Bản chính: 01
Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác   Bản chính: 01
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu A.04 – NH ban hành đính kèm Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN Bản chính: 2
Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, mang nhãn hiệu   Bản chính: 1
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có)   Bản chính: 01

 Bước 2: Thẩm định hình thức đơn.

Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không:

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

Bước 3: Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Theo đó, cơ quan nhà nước sẽ đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ, Cục Sở hữu sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký thương hiệu khẩu trang y tế nói riêng và đăng ký nhãn hiệu nói chung là 12 – 15 tháng.

Trên đây là nội dung bài viết “Đăng ký thương hiệu khẩu trang y tế” mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ Luật Hoàng Phi với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

->>> Tham khảo thêm: Đăng ký kiểu dáng công nghiệp

->>> Tham khảo thêm: Đăng ký sáng chế

5/5 - (21 bình chọn)